Học tập đạo đức HCM

Trưởng ban quản lý chương trình XDNTM Hà Giang: Hãy bắt đầu từ việc nhỏ

Thứ bảy - 01/06/2013 09:36
Nhìn lại chặng đường sau hơn 2 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (XDNTM), ông Đỗ Tấn Sơn, Trưởng ban quản lý chương trình XDNTM tỉnh Hà Giang cho rằng, chính sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và người dân đã làm nên những thành tích nổi bật.

Theo ông, đâu là điểm nhấn trong quá trình XDNTM ở Hà Giang?
Cái được lớn nhất trong quá trình XDNTM ở Hà Giang không chỉ là hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện mà còn thể hiện ở chỗ, nhận thức, suy nghĩ của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, có những thay đổi đáng kể. Ở nhiều địa phương, đồng bào đã tích cực đóng góp cho chương trình. Qua 2 năm triển khai, tổng nguồn lực đầu tư cho chương trình trên địa bàn tỉnh đạt 221,676 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp bằng vật liệu, ngày công, hiến đất,… khoảng 54,339 tỷ đồng. 

Chỉ tính riêng công tác xây dựng kết cấu hạ tầng, sau 2 năm thực hiện, toàn tỉnh làm được 229,525km đường giao thông nông thôn các loại; xây được 6.103 công trình vệ sinh; 3.811 bể nước; 5.201m kênh mương, láng nền nhà gần 3.500 hộ; di dời 11.000 chuồng trại gia súc ra xa nhà.

Do điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ canh tác còn lạc hậu nên việc hỗ trợ sản xuất để người dân nâng cao thu nhập được tỉnh đặc biệt quan tâm. Riêng trong năm 2012, các huyện, thành phố đã triển khai 276 mô hình, đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng-vật nuôi, trồng lúa hàng hóa, cánh đồng mẫu lớn. 

Tuy nhiên, quá trình XDNTM ở Hà Giang vẫn còn nhiều khó khăn khi các tiêu chí đã đạt vẫn còn khiêm tốn. Trong tổng số 177 xã XDNTM giai đoạn 2010- 2020, đến nay chỉ có 2 xã đạt 10-11 tiêu chí, 5 xã đạt 9-10 tiêu chí, 15 xã đạt 5-8 tiêu chí và vẫn còn 156 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Đây là thách thức không nhỏ cho tỉnh trong thực hiện chương trình, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, người dân, sự chung tay của doanh nghiệp cũng như hỗ trợ từ Trung ương.

Chủ đề XDNTM năm 2013 của tỉnh là: “Nhà sạch, vườn đẹp - làm đường giao thông nông thôn”. Ông có thể nói rõ hơn về chủ đề này?

Sở dĩ chúng tôi chọn chủ đề này vì muốn kêu gọi mỗi người dân cùng thực hiện XDNTM bắt đầu từ chính ngôi nhà, mảnh vườn của mình với những công việc không quá khó, không tốn kém.

Riêng tiêu chí nhà sạch, vườn đẹp được chia thành 3 vùng: Vùng thấp, vùng cao phía Bắc, vùng cao phía Tây; mỗi vùng lại có những đặc thù riêng. Ví như ở vùng thấp, nhà sạch phải đảm bảo 3 tiêu chí: Sạch bếp, sạch nhà, sạch ngõ. Vườn đẹp phải có khuôn viên hài hòa, hợp lý, có một số loại rau theo mùa; vườn có hàng rào bằng tre, nứa, găng, dâm bụt, chè; có nơi ủ phân xanh, phân chuồng, không sử dụng phân tươi chưa hoai mục; diện tích vườn tối thiểu 200m2.

Để thực hiện tốt chủ đề này, tỉnh tập trung chỉ đạo 40 xã XDNTM giai đoạn 2011 - 2015, trong đó mỗi xã lựa chọn 2 thôn để tập trung hoàn thành dứt điểm tiêu chí nhà sạch, vườn đẹp với tổng số 5.793 hộ. Hộ triển khai đạt tiêu chí nhà sạch, vườn đẹp được thưởng 800kg xi măng. Kinh phí thực hiện chương trình dự kiến 7,3 tỷ đồng; ngoài ra, các huyện, thành phố phải bố trí kinh phí hỗ trợ 1 thôn, mức tối thiểu 800kg xi măng/hộ.

Về chương trình làm đường giao thông nông thôn, tổng số đường cần làm là 146km. Vì vậy, trong năm 2013, mỗi huyện, thành phố chọn 1 xã để tập trung chỉ đạo hoàn thành tiêu chí đường giao thông liên thôn bản theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã làm chủ đầu tư, có trách nhiệm bàn bạc dân chủ, công khai; ưu tiên làm trước những tuyến đường trọng điểm. Kinh phí thực hiện ước khoảng 89 tỷ đồng.

Để thực hiện tốt chủ đề này, tỉnh sẽ tập trung vào giải pháp nào, thưa ông?

Tôi cho rằng, nhiệm vụ này không khó nhưng muốn hiệu quả, các ngành chức năng, tổ chức đoàn thể phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động phong trào thi đua giữa các địa phương. Việc triển khai kế hoạch phải đảm bảo nguyên tắc: Người dân được thảo luận dân chủ; phát động phong trào thi đua XDNTM theo hướng: “Đàn ông làm nhà, đàn bà làm vườn”. Thường xuyên giám sát để đảm bảo xi măng được hỗ trợ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích.

XDNTM là quá trình lâu dài, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, từ ngôi nhà, mảnh vườn để vươn lên khoảng trời rộng lớn.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Đỗ Hùng (thực hiện)

Theo kinhtenongthon.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập365
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm359
  • Hôm nay63,973
  • Tháng hiện tại769,086
  • Tổng lượt truy cập90,832,479
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây