Điểm nhấn dồn điền đổi thửa
Mỹ Đức là một huyện thuần nông, nằm cách trung tâm TP.Hà Nội khoảng 30km, trước đây khi chương trình xây dựng NTM chưa bắt đầu, thì huyện cũng đã từng DĐĐT. Tuy nhiên, số ô, thửa/hộ vẫn còn cao. Xác định Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29.8.2011 của Thành ủy Hà Nội là cơ hội để huyện thực hiện việc DĐĐT, đưa cơ giới vào sản xuất, huyện đã thành lập các ban chỉ đạo từ cấp huyện đến xã, thôn, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia.
Mô hình sản xuất theo hướng an toàn ở xã Phùng Xá (Mỹ Đức, Hà Nội). |
Ông Hoàng Mạnh Sơn – Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức cho biết, hiện huyện đã có 21/21 xã hoàn thành quy hoạch, 21/22 xã, thị trấn được huyện duyệt phương án DĐĐT. Tổng diện tích thành phố giao năm 2012–2013 là 2.397,87ha, trong đó năm 2012 là 1.467,20ha, năm 2013 là 930,67ha và tổng diện tích huyện giao là 7.538,64ha với tổng kinh phí 25,3 tỷ đồng. “Số thửa trung bình giảm xuống còn 2 – 3 ô, thửa/hộ”– ông Sơn nói. Cũng theo ông Sơn, huyện đang tập trung công tác đo đạc, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người dân sau khi DDĐT.
Hình thành sản xuất hiện đại
Về xã Tuy Lai, một điển hình trong DĐĐT bây giờ, mới thấy hết sự thay đổi rõ rệt trong sản xuất ở đây. Chị Nguyễn Thị Hằng, trước đây có tới 12 ô, thửa cho hay: “Gia đình tôi có 6 sào ruộng, nhưng có tới 12 thửa. Giờ “thu lại” còn 2 thửa đã thuận tiện hơn rất nhiều, tất cả các khâu nặng nhọc như cày bừa, gặt giờ đều làm bằng máy hết”.
Ông Hoàng Mạnh Sơn
Cũng nhờ làm tốt việc DDĐT, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch vùng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Theo đó, Mỹ Đức đã quy hoạch khoảng 4.500ha để sản xuất lúa lai và lúa chất lượng cao, chiếm tới 58% tổng diện tích sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, huyện cũng có 142ha sản xuất rau an toàn và khoảng 100ha trồng nhãn chín muộn, 60ha trồng bưởi Diễn... Bà Lê Thị Kim Thúy – Trưởng phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức cho hay: “Vụ đông xuân 2013, huyện đã áp dụng công cụ gieo thẳng, áp dụng phương pháp thâm canh cải tiến (SRI) khoảng 340ha. Bên cạnh đó, 100% công đoạn làm đất, thu hoạch được làm bằng máy... Nhờ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, đã giải phóng gánh nặng đội vai cho người dân, đặc biệt là năng suất lúa đã tăng từ 62 tạ lên 69 tạ/ha”.
Việt Tùng
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã