Học tập đạo đức HCM

Ghi nhận từ một chuyến đi thực tế

Thứ ba - 26/06/2012 23:04
Thực hiện chủ trưởng của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh, những ngày đầu của tháng 6/2012, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã cử đoàn đi học tập kinh nghiệm xây dựng NTM tại một số tỉnh phía Bắc; qua quá trình làm việc, trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh, chúng tôi đã rút ra một số điểm hay, nổi bật ở các địa phương xin được chia sẻ cùng bạn đọc.

Huy động nguồn lực và chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới - cách làm của tỉnh Thái Bình: Ngoài nguồn vốn ngân sách tỉnh hàng năm phân bổ cho chương trình NTM; để tạo thêm nguồn hỗ trợ xây dựng NTM, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 717/QĐ-UBND ngày 09/4/2012 về Phương án huy động nguồn vốn hỗ trợ xây dựng NTM giai đoạn 2012-2015 (do sở Tài chính tham mưu); theo quyết định: trong 4 năm từ 2012 - 2015 tỉnh huy động thêm nguồn vốn để tạo nguồn hỗ trợ đầu tư XD NTM với số tiền là 639.331 triệu đồng, bằng cách: tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên hàng năm (ngoài phần tiết kiệm 10% để thực hiện cải cách tiền lương) của các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách các cấp; bố trí 50% tăng thu ngân sách các cấp so với dự toán được giao (chưa tính số thu tiền sử dụng đất); tiết kiệm 20% từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh. (Các đối tượng tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên để hỗ trợ xây dựng NTM đều phải viết bản đăng ký hỗ trợ với số tiền cụ thể gửi UBND, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp).

Người dân huyện Simakai - Lào Cai làm đường giao thông nông thôn 
         
Về cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng NTM:  UBND tỉnh ban hành Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 về cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng NTM … (do Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu); theo đó quy định mức hỗ trợ cụ thể đối với từng loại công trình, ví dụ: Xây mới Trường mầm non hỗ trợ 200 triệu đồng/ phòng, đường giao thông trục xã 3.950 triệu đồng/01km, đường giao thông trục thôn 1.450 triệu đồng/km, đường giao thông nội đồng trục chính 250 triệu đồng/km, xây mới trạm y tế 1.000 triệu đồng/01 trạm, xây mới nhà văn hóa xã 850 triệu đồng/01 nhà, xây mới trụ sở xã 2.000 triệu đồng/ trụ sở,... phần còn thiếu do xã tự huy động. Mức huy động sức dân: qua thực tế làm việc tại xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương thì mỗi năm huy động nhân dân đóng góp bằng tiền mặt tối thiểu 100.000 đ/khẩu và tối đa không quá 200.000 đ/khẩu.
 
Các công trình được hỗ trợ vốn phải xây dựng đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã được ban hành tại hướng dẫn liên ngành số 01/HD-LN ngày 17/8/2011 của 5 sở (Nông nghiệp, Tài chính, Kế hoạch, Giao thông, Xây dựng).
 
Mô hình tổ chức cấp tỉnh:
Đối với tỉnh Quảng Ninh: Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban; ở tỉnh thành lập Ban Quản lý Xây dựng NTM (thay cho Văn phòng Điều phối) trực thuộc Ban Chỉ đạo tỉnh, là cơ quan ngang sở, hoạt động độc lập; rút 1 đồng chí Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư về làm Trưởng ban, Ban có 5 phòng (Văn phòng, Phòng Kế hoạch - tổng hợp, Phòng xây dựng hệ thống chính trị, phòng công tác khu vực Miền Tây, Phòng công tác khu vực Miền Đông), tổng biến chế 16 người và 4 hợp đồng. Hoạt động của ban: ngoài nhiệm vụ quản lý nhà nước còn được làm chủ đầu tư một số công trình, mô hình điểm,…
 
Khác với Quảng Ninh, tỉnh Vĩnh Phúc thành lập Văn phòng điều phối thực hiện chương trình trực thuộc Ban Chỉ đạo tỉnh, là cơ quan ngang sở, hoạt động độc lập, có tổ chức Đảng, Công đoàn riêng; tỉnh rút 1 đồng chí Phó Giám đốc Sở NN&PTNT (rút hẳn ra khỏi bộ máy tổ chức của Sở NN&PTNT) về làm Chánh Văn phòng điều phối, Văn phòng điều phối có 3 phòng chuyên môn, biên chế 20 cán bộ chuyên trách.


 
 Phân bổ nguồn vốn hỗ trợ xây dựng NTM - cách làm hay của Quảng Ninh:
Nguồn ngân sách của tỉnh Quảng Ninh hàng hỗ trợ trực thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua hàng năm tối thiểu 1.500 tỷ đồng. Nguồn vốn trên hàng năm hỗ trợ cho cấp xã được phân bổ làm 3 đợt: đợt 1 phân bổ đầu năm, đợt 2 sau tháng 6, đợt 3 sau tháng 9; mức vốn hỗ trợ cho các xã theo 4 nhóm tiêu chí và căn cứ theo thang điểm của các xã đạt được.
 
Có 4 nhóm tiêu chí phân bổ vốn gồm  tiêu chí triển khai đồng loạt tất cả các xã thực hiện chương trình; tiêu chí hỗ trợ các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; tiêu chí hỗ trợ các xã về đích sớm theo kế hoạch chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015; tiêu chí khuyến khích hỗ trợ các xã triển khai thực hiện tốt chương trình.


Cách tính điểm: điểm khởi điểm mỗi xã đều được hưởng 70 điểm/1 xã, các xã đặc biệt khó khăn (thuộc Chương trình 135, các xã bãi ngang) được cộng thêm 70 điểm, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (được quy định tại Quyết định số 30/2007/Q Đ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ) được cộng thêm 50 điểm
Với cách tính điểm để phân bổ nguồn vốn như trên, Quảng Ninh đã giải quyết được hài hòa vấn đề hỗ trợ đầu tư vừa điểm vừa diện; đặc biệt là có chính sách ưu tiên cho các xã khó khăn góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các xã và có cơ chế để thi đua, tạo sự canh tranh công bằng đối với các xã hoàn thành các tiêu chí khó, các xã huy động tốt nguồn lực...

Tiêu chí các xã về đích sớm hỗ trợ như sau: các xã về đích vào lộ trình năm sau được cộng thêm 90 điểm, xã về đích vào lộ trình 2 năm sau được cộng thêm 70 điểm, về đích vào lộ trình 3 năm sau được cộng thêm 50 điểm, lộ trình 4 năm sau được cộng thêm 30 điểm.
Các xã thực hiện tốt các chỉ tiêu thuộc 19 tiêu chí được cộng thêm 10 điểm/1chỉ tiêu và 20 điểm/1 chỉ tiêu thuộc tiêu chí phi vật chất, xã huy động tốt nội lực được công thêm 1 điểm/100 triệu huy động.
Hàng năm Ban xây dựng NTM tỉnh tổ chức đánh giá cho điểm và dựa trên số điểm để phân bổ vốn;
Tổng số điểm phân bổ tính cho từng xã được xác định như sau:
 
Tổn số điểm phân bổ vốn đầu tư cho mỗi xã = Điểm hỗ trợ triển khai đồng loạt + Điểm hỗ trợ xã có điều kiện KTXH theo mức độ khó khăn + Điểm hỗ trợ các xã về đích sớm theo kế hoạch + Điểm hỗ trợ các xã thực hiện tốt chương trình
         
Vốn định mức tính cho 1 điểm phân bổ được tính như sau:



Số vốn định mức tính                            Tổng số vốn dành cho chương trình
cho 1 điểm phân bổ      =                          Tổng số điểm toàn tỉnh
     

   
Bài, ảnh: Trường Giang
Văn phòng Điều phối NTM tỉnh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập257
  • Hôm nay37,443
  • Tháng hiện tại904,954
  • Tổng lượt truy cập90,968,347
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây