Học tập đạo đức HCM

Nguyên nhân nào khiến Cảng Xuân Hải đìu hiu?

Chủ nhật - 23/09/2018 11:20
Cảng Xuân Hải ở huyện Nghi Xuân, từng là một trong những bến cảng sôi động với khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lên đến hàng nghìn tấn. Thế nhưng vài năm gần đây, lượng hàng hóa thông quan qua cảng này ngày càng giảm, và bến cảng trở nên đìu hiu.

Tình cảnh hiện nay của một trong những cảng lớn nhất nhì của Hà Tĩnh là lác đác một vài chuyến tàu chở hàng thông qua Cảng, chủ yếu là tàu trọng tải dưới 1 nghìn tấn.

Một tàu nhận hàng gỗ dăm (thời điểm ghi hình)

 

Được biết, vào thời điểm sôi động nhất trước đây, Cảng Xuân Hải là nơi nườm nượp trung chuyển gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Lào, tái xuất sang Trung Quốc và một số nước trong khu vực. Nơi đây cũng từng nhộn nhịp xuất nhập các sản phẩm như: Gỗ băm dăm, than đá, vật liệu xây dựng, quặng, lương thực, thạch cao.

Từng là cảng có khả năng tiếp nhận tàu lên đến 3 nghìn tấn, thế nhưng vài năm trở lại đây đã hoàn toàn vắng bóng những tàu có trọng tải như vậy. Ngoài nguyên nhân do thị trường xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu sụt giảm, thì tình trạng bồi lắng luồng lạch kéo dài đã thực sự đe dọa đến hoạt động của cảng cửa ngõ này.

Toàn cảnh bến bãi Cảng Xuân Hải

 

Theo khảo sát mới đây của Cảng vụ Hà Tĩnh, độ sâu luồng hiện nay đã giảm đáng kể so với những năm trước, khiến cho cảng chỉ có thể tiếp nhận tàu có trọng tải dưới 1,5 nghìn tấn.

Những tác động cộng dồn, khiến cho một cảng sông - biển từ chỗ sôi động các hoạt động giao thương qua các nước, đã rơi vào tình trạng đìu hiu. Vậy nên, kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cảng Xuân Hải cũng đã sụt giảm đi trông thấy.

Bằng chứng là so với những năm cao điểm, kim ngạch qua Cảng Xuân Hải đạt từ 6 đến 7 triệu USD, thì thời điểm này mới chỉ đạt 2,5 triệu USD, chủ yếu là nhờ xuất nhập dăm gỗ của Công ty Thanh Thành Đạt.

Tình trạng bồi lắng luồng lạch tại Cảng Xuân Hải diễn ra trong nhiều năm nay, và vẫn chưa có những giải pháp căn cơ để khắc phục. Nếu tình trạng kéo dài, thì nguy cơ cảng cửa ngõ phía bắc này sẽ còn bị thu hẹp quy mô đang trở nên hiện hữu.

Nguyễn Hằng/http://hatinhtv.vn/

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập518
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm517
  • Hôm nay73,048
  • Tháng hiện tại778,161
  • Tổng lượt truy cập90,841,554
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây