Học tập đạo đức HCM

Nông dân thực sự làm chủ khi đưa công nghệ vào sản xuất

Chủ nhật - 03/05/2015 21:31
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đang đưa người nông dân Hà Tĩnh đến gần hơn với nền sản xuất nông nghiệp hiện đại. Từ đây, họ thực sự làm chủ với sự đổi mới về tư duy, phương thức sản xuất, mang lại những mô hình kinh tế đầy tiềm năng.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật

Những năm gần đây, việc sản xuất dựa trên nền tảng khoa học không còn xa lạ với người nông dân Hà Tĩnh. Khoa học công nghệ thực sự là chìa khóa giúp họ từ bỏ lối sản xuất “nhờ trời” nhỏ lẻ, manh mún, để bắt nhịp với nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường.

Niềm vui trên những cánh đồng cằn cỗi
Sau gần một năm áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, người nông dân xã Xuân Thành (Nghi Xuân) đã biến những cánh đồng bạc màu thành vùng sản xuất trù phú

Chỉ 2 năm trước, bãi cát trắng của thôn Quý Hòa - xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên) bỏng rát với nắng và gió, không ai dám mơ tới làm giàu. Thế nhưng, sự táo bạo trong tư duy sản xuất cùng công nghệ kỹ thuật hiện đại đã “chế ngự” thiên nhiên, để bãi cát trắng mênh mông biến thành cánh đồng rau tươi mát. Dẫn chúng tôi tham quan “nông trại” 12 ha với đủ các loại cây: hành lá, củ cải, cải bẹ, dưa chuột, dưa hấu, mướp hương…, chị Trần Thị Việt Hà - chủ mô hình chia sẻ: “Tham quan mô hình rau, củ, quả trên đất cát ven biển bạc màu Thạch Văn (Thạch Hà), tôi tự nhủ sao mình không thử sức trong khi điều kiện tương đồng. Nghĩ là làm, tôi tập hợp chị em thành lập hợp tác xã và đầu tư 3 tỷ đồng vào vùng cát. Thực tế cho thấy, khoa học kỹ thuật đã hồi sinh được vùng đất chết”.

Theo chị Hà, sản xuất trong điều kiện canh tác hết sức khó khăn, đòi hỏi áp dụng nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật từ khâu cải tạo đất, bón phân, tưới nước, chăm sóc phù hợp từng giống cây. Đất cát khô nên hệ thống vòi phun tự động là điểm nhấn giúp cây hấp thụ đủ nước để sinh trưởng, phát triển. Nhờ vậy, vụ rau đầu cho năng suất cao, sản lượng cải bẹ đạt 25 tấn/ha, cải củ 30 tấn/ha, mang về hơn 100 triệu đồng và vụ rau xuân 2015 hứa hẹn nhiều hơn.

Cùng chung ước mơ biến cát thành “vàng”, khi thực sự làm chủ công nghệ sản xuất, anh Trần Bách Quyền (thôn 7, xã Xuân Phổ, Nghi Xuân) trở thành nông dân thu nhập tiền tỷ. Khác với lối nuôi quảng canh, quy mô nhỏ, khi bắt nhịp với hình thức nuôi tôm thâm canh công nghệ cao theo hướng VietGap, 16 hồ nuôi đã mang lại hiệu quả nổi bật. Theo anh Quyền, lợi ích lớn, song, quá trình nuôi phải đi đôi với quy trình kỹ thuật chặt chẽ. Theo đó, phải đầu tư cải tạo ao nuôi với hệ thống giàn quạt, máy sục khí hiện đại; con giống được kiểm định, chọn lọc kỹ lưỡng, khi thả phải kiểm tra yếu tố môi trường để điều chỉnh phù hợp, tránh gây sốc cho tôm; vệ sinh, chăm sóc, cho ăn đúng quy trình; chủ động phòng bệnh ngay từ đầu… có như vậy, tỷ lệ sống mới cao, tôm khỏe, phát triển tốt.

Thay đổi tư duy, phương thức sản xuất

Trước đây, bác Trần Quốc Lâm (thôn Hợp Lý, xã Hương Minh, Vũ Quang) chỉ nuôi thả vườn vài ba con lợn, hiệu quả chẳng đáng là bao, đó là chưa kể xảy ra dịch bệnh thì có thể mất trắng. Từ bỏ kiểu làm ăn “cầm chừng”, táo bạo đầu tư 1,2 tỷ đồng cùng phương pháp chăn nuôi liên kết với Công ty CP Việt Nam, bác Lâm đã sở hữu trại lợn quy mô 600 con/lứa, lợi nhuận trên 200 triệu đồng/năm.

Nông dân thực sự làm chủ khi đưa công nghệ vào sản xuất

Tham gia vào quy trình nuôi liên kết, người nông dân dần hoàn thiện về kĩ thuật, đảm bảo sự phát triển bền vững trong chăn nuôi.

“Khi bắt tay liên kết với doanh nghiệp, cơ hội lớn, song cũng đặt ra không ít thử thách. Muốn thành công tất yếu phải tuân thủ nghiêm quy trình chăn nuôi khoa học với sự tư vấn, hướng dẫn của đội ngũ cán bộ kỹ thuật. Qua 2 năm nuôi liên kết, tôi dần thành thạo các bước từ vệ sinh, chăm sóc, bảo vệ khử trùng, sát trùng… đủ tự tin để mở rộng quy mô, làm ăn theo hướng hàng hóa bền vững” - bác Lâm phấn khởi.

Ngoài chăn nuôi lợn liên kết, hiện nay, bò, hươu, đà điểu, thỏ, nhím, ba ba… cũng là những vật nuôi phát triển mạnh ở Hà Tĩnh. Tất cả đều đòi hỏi quy trình kỹ thuật tỉ mỉ, phù hợp. Bà Nguyễn Thị Nhuần - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chia sẻ: “Sản xuất liên kết, ứng dụng khoa học công nghệ là xu hướng tất yếu của một nền nông nghiệp hiện đại. Muốn chuyển từ nền sản xuất truyền thống nhỏ lẻ sang hàng hóa liên kết, người dân phải áp dụng triệt để KHKT và Hà Tĩnh đã có hàng ngàn mô hình hiệu quả theo hướng này. Khoa học công nghệ là chìa khóa giúp nông dân thay đổi tư duy theo hướng sản xuất tiên tiến, giúp giảm giá thành, chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm”.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Cẩm Xuyên - Phan Thanh Nghi cho biết: “Dựa trên nhu cầu của nông dân, hội phối hợp với các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật sản xuất. Từ năm 2010 đến nay, hội đã tổ chức 730 lớp tập huấn chuyển giao KHKT, 67 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Kết quả, 70% người học đã áp dụng tốt kiến thức vào thực tiễn, hình thành mô hình kinh tế hiệu quả. Cẩm Xuyên hiện có 550 mô hình kinh tế cho lợi nhuận từ 100 triệu đồng trở lên, trong đó, phần lớn liên kết với doanh nghiệp. Việc ứng dụng khoa học giúp người nông dân hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và quan trọng hơn là thực sự giúp họ làm chủ các quy trình sản xuất tiên tiến”.

THU PHƯƠNG - TIẾN PHÚC
nguồn: baohatinh.vn

 Tags: sản xuất

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập485
  • Hôm nay43,935
  • Tháng hiện tại749,048
  • Tổng lượt truy cập90,812,441
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây