Tháng 9/2016, với mục tiêu hồi sinh nghề trồng nấm, đem lại việc làm ổn định cho người dân thôn Thuận Thăng, SRDP triển khai thực hiện dự án “Đầu tư hệ thống phun sương, phát triển mô hình trồng nấm” tại thôn Thuận Thăng với tổng vốn đầu tư 230 triệu đồng (trong đó, SRDP hỗ trợ 150 triệu, còn lại do người dân đóng góp).
“Cần câu” cho xã viên
Với sự “đỡ đầu” của SRDP, THT trồng nấm Thuận Thăng ra đời, với 7 thành viên và 100m2 nhà xưởng. Mở màn với 3.800 bịch nấm, sau 3 tháng, THT đã thu về hơn 8 tạ nấm sò, gần 7 tạ mộc nhĩ. Với mức giá bình quân 25.000 - 30.000 đồng/kg, HTX thu về trên 40 triệu đồng.
Bà Dương Thị Thương - cán bộ sự án SRDP, cho biết: “THT được hỗ trợ trồng nấm rơm, nhưng để bắt đầu, các xã viên được hướng dẫn trồng nấm sò và mộc nhĩ. Đây là bước “chạy đà” an toàn vừa tạo ra thu nhập ban đầu, vừa đem lại sự an tâm cho bà con, chuẩn bị tốt cho sự án trồng nấm rơm sau đó”.
Sau thành công ban đầu, THT tiếp tục mở rộng sản xuất, tăng diện tích nhà xưởng từ 100m2 lên hơn 200m2, rồi 300m2 vào đầu năm 2017. Từ số lượng hơn 3.800 bịch nấm/đợt, hiện tại, HTX đã duy trì ổn định số lượng trên 14.000 bịch/đợt.
Ông Hồ Sỹ Quang - Tổ trưởng THT Thuận Thăng, chia sẻ: “THT thành lập với 7 thành viên, đến nay đã tăng lên 19 thành viên. Dù chỉ có 300m2 nhà xưởng nhưng doanh thu năm 2016 của HTX đạt gần 500 triệu (khoảng 35 - 40 triệu đồng/tháng). Đem lại thu nhập ổn định cho xã viên với mức lương 4 - 5 triệu đồng/người /tháng”.
“Hiệu quả của THT Thuận Thăng đến từ cách đầu tư bài bản, quy trình sản xuất được kiểm soát khoa học, dưới sự hỗ trợ từ cán bộ kỹ thuật của SRDP. Không chỉ chú trọng vào năng suất, HTX còn tập trung nâng cao chất lượng, để sản phẩm chiếm được lòng tin của khách hàng”, ông Quang tiếp tục.
Đặc biệt, hơn 50% thành viên của THT là người khuyết tật, sức khỏe yếu. Hoạt động của HTX không chỉ đem lại nghề nghiệp ổn định, mà còn là “ngọn hải đăng”, thắp lên hy vọng cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Bà Bùi Thị Minh - thành viên THT - chia sẻ: “THT không chỉ đem lại nguồn thu ổn định, thay đổi cuộc sống của gia đình tôi mà còn đem lại rất nhiều thứ. Ví như chồng tôi vốn là người khuyết tật, rất tự ti về bản thân, nhưng từ khi tham gia vào THT, ông ấy vui vẻ, vững tin hơn”.
Mô hình trồng nấm sạch của HTX Thuận Thăng
Nhân rộng mô hình
Theo kế hoạch, THT Thuận Thăng sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, diện tích nhà xưởng, đầu tư mạnh hơn cho công nghệ sản xuất trong năm 2017 và các năm tiếp theo. Với những lợi thế về nguyên liệu, nguồn lao động, sự hỗ trợ của SRDP và sự ủng hộ của địa phương, mục tiêu của THT Thuận Thăng hoàn toàn khả quan.
Theo ông Hồ Sỹ Quang, năm 2017, THT dự kiến mở thêm 200m2 nhà xưởng, xây dựng thêm 1 xưởng trồng nấm mới, cải tạo cơ sở vật chất, nâng cấp hệ thống phun mù cho nấm. Qua đó, mở rộng quy mô, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho bà con xã viên.
“Có rất nhiều yếu tố thuận lợi để thúc đẩy mô hình trồng nấm tại Thuận Thăng và các Cùng lân cận. Nấm dễ trồng, ít dịch bệnh, đem lại giá trị kinh tế cao. Hệ thống giao thông được địa phương đầu tư đồng bộ, nằm gần kề các khu chợ dân sinh như chợ Đồng Lộc, chợ Nghèn… nên việc đi lại, giao thương hàng hóa rất thuận lợi”, ông Quang chia sẻ.
Bên cạnh đó, nguồn phụ phẩm từ trồng lúa (như rơm, rạ, trấu…) phục vụ cho trồng nấm rất phong phú (Khánh Lộc là xã thuần nông với hơn 300 ha trồng lúa). Trước đây, chỉ 50% số lượng phụ phẩm này được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, còn lại được đem đi đốt, gây ô nhiễm. Từ khi THT đi vào hoạt động, nguồn phụ phẩm này được tận dụng, vừa đem lại hiệu quả, vừa bảo đảm vệ sinh môi trường.
THT cũng chú trọng nâng cao năng lực của xã viên. Với sự hỗ trợ từ SRDP, các thành viên THT được mở các lớp đào tạo ngắn hạn về quy trình sản xuất nấm an toàn, cách lắp đặt và vận hành hệ thống tưới đúng khoa học, phương pháp chăm sóc tiết kiệm, hiệu quả…
Ông Nguyễn Xuân Nhân - Chủ tịch UBND xã Khánh Lộc, cho biết: “Mô hình HTX trồng nấm tại Thuận Thăng đang cho thấy hiệu quả rất cao, vừa đem lại giá trị kinh tế, tạo việc làm cho người dân, vừa ổn định đời sống, xã hội, bảo vệ môi trường. Chúng tôi ủng hộ và hỗ trợ tối đa để nhân rộng mô hình này”.
Theo thời báo kinh doanh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã