Học tập đạo đức HCM

Một số giải pháp xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới

Thứ ba - 04/05/2021 09:44
Sau 10 năm triển khai thực hiện, với sự chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống chính trị các cấp và sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trở thành một phong trào sôi nổi, có sức lan tỏa rộng khắp trên phạm vi cả nước.
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình hành động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Sau 10 năm triển khai thực hiện, với sự chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống chính trị các cấp và sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trở thành một phong trào sôi nổi, có sức lan tỏa rộng khắp trên phạm vi cả nước. Mặc dù xuất phát điểm thấp, nhiều khó khăn thách thức nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, Hà Tĩnh đã đạt được những thành quả quan trọng, trở thành một trong những tỉnh tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020. Đến nay có 171/182 xã đạt chuẩn, vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII giai đoạn 2015 - 2020 và vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao trước 2,5 năm; có 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao thuộc 8 đơn vị cấp huyện; 7/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh), 3 huyện: Lộc Hà, Vũ Quang, Cẩm Xuyên có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 438/1.647 thôn đạt chuẩn Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu (chiếm tỷ lệ 26,6%), 5.244 vườn mẫu đạt chuẩn. Dự kiến đến cuối năm 2020, có trên 170 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 8 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; trên 600 Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu đạt chuẩn, trên 6.000 Vườn mẫu đạt chuẩn. Tỷ lệ tiêu chí bình quân của tỉnh đạt 18,3 tiêu chí/xã, cao hơn so với bình quân chung của cả nước (16,2 tiêu chí/xã), dự kiến đến hết năm 2020 sẽ đạt khoảng 18,9 tiêu chí/xã, tăng 15,4 tiêu chí so với năm 2010.

9
Huyện Nghi Xuân về đích nông thôn mới năm 2018 và đang phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu
Tuy nhiên, xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh trong những năm qua vẫn tồn tại một số hạn chế:  Nhận thức, tư duy của một bộ phận nông dân còn hạn chế, chậm thích nghi với cơ chế mới; lúng túng, bị động và chịu nhiều rủi ro trước tác động của mặt trái cơ chế thị trường, biến đổi khí hậu. Thu nhập và đời sống nhiều mặt của người nông dân nhìn chung còn thấp. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước và chưa thực sự bền vững. Lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng còn cao (51,07%), năng suất lao động thấp, chậm được cải thiện. Môi trường nông thôn còn nhiều bất cập, các công trình xử lý rác thải còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là vùng miền núi; tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đạt thấp, ngày càng gây ô nhiễm môi trường sống, sản xuất khu vực nông thôn. Hạ tầng nông thôn chưa đồng bộ.  Một số địa phương còn khó khăn, nhất là xã miền núi, xã chưa đạt chuẩn; giao thông liên kết vùng, năng lực phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống thủy lợi ở một số địa phương còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân. Nhiều công trình hạ tầng còn thiếu tính chiến lược, chất lượng và hiệu quả sử dụng còn thấp, chưa tính đến việc sáp nhập đơn vị hành chính nên đã gây lãng phí lớn; việc chuẩn hóa, duy tu, bão dưỡng công trình chưa được quan tâm đúng mức. Một số giá trị văn hóa truyền thống, di sản của địa phương chưa trở thành động lực của phát triển kinh tế, nhất là giá trị văn hóa phi vật thể chưa được phát huy trong cộng đồng, di sản văn hóa vật thể chưa được khai thác gắn với phát triển du lịch. Nguồn vốn ngân sách trực tiếp thực hiện Chương trình còn thấp so với yêu cầu; nguồn lực trong dân còn nhiều khó khăn; huy động doanh nghiệp đạt thấp.
8 1
Vì vậy, để xây dựng Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới trong thời gian tới, cần tập trung một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động gắn với mục tiêu phấn đấu tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Đổi mới, đa dạng hình thức, phương pháp tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức mới cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, nhiệm vụ của nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn phát triển mới; phát huy những thành tựu, bài học kinh nghiệm, cách làm hay từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua để học tập và nhân ra diện rộng. Thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua "Cả tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Tiếp tục vận động xã hội hóa thực hiện Chương trình trên cơ sở phù hợp với sức dân; khơi dậy, phát huy tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường của người dân. Thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và kịp thời tôn vinh, khen thưởng những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho xây dựng nông thôn mới.
Thứ hai, nâng cao chất lượng và tăng cường công tác quản lý quy hoạch; tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ưu tiên hoàn thành xây dựng các trục giao thông huyết mạch kết nối đô thị nông thôn, kết nối thông thương hàng hóa trong ngoại tỉnh, quốc tế, đầu tư các trục giao thông trọng yếu để mở rộng không gian đô thị thành phố Hà Tĩnh, hình thành các hành lang, trục phát triển thành phố Hà Tĩnh; phát triển đồng bộ 3 hành lang kinh tế (đồng bằng ven biển gắn với Quốc lộ 1; Quốc lộ 8A Hồng Lĩnh - Cầu Treo; hành lang miền núi gắn với đường Hồ Chí Minh); phát triển hạ tầng các khu kinh tế, cảng biển để lôi kéo và kết nối hỗ trợ phát triển khu vực nông thôn; hoàn thiện hạ tầng các khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp.
Thứ ba, tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách về đất đai theo hướng tăng quy mô diện tích, dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện cho tích tụ, tập trung đất đai, mở rộng hạn điền, cho phép tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp theo hướng có kiểm soát của Nhà nước. Khuyến khích, tạo điều kiện cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn nông thôn, gắn với đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm; thu hút lao động nông thôn vào các khu kinh tế trọng điểm, các hoạt động dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp; tạo động lực thúc đẩy tích tụ, tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn; Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng ưu tiên các nội dung, tiêu chí thiết thực nâng cao đời sống cho các đối tượng cư dân nông thôn, như: Thu hút  doanh nghiệp  đầu tư phát triển sản xuất có liên kết với các chủ thể sản xuất (nhất là công nghiệp chế biến), chính sách về đất đai (tích tụ ruộng đất gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phương thức canh tác), kích hoạt tín dụng, chính sách khởi nghiệp, sáng tạo, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ  trong nông nghiệp, hỗ trợ phát triển liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, phát triển kinh tế hợp tác, trang trại; chuyển dịch cơ cấu lao động; có chính sách đủ mạnh trong việc thu gom, xử lý rác thải và nước thải sinh hoạt... Quy hoạch, xây dựng Trung tâm sản phẩm OCOP của địa phương; hình thành Quỹ khởi nghiệp - sáng tạo hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP; chủ yếu hỗ trợ mang tính chất kích hoạt, theo kết quả đầu ra tạo động lực mạnh mẽ cho người dân và cộng đồng phát huy vai trò chủ thể, tự giác, chủ động thực hiện; ưu tiên hỗ trợ các huyện, xã, thôn khó khăn chưa đạt chuẩn.

11 1
Huyện Vũ Quang vừa được Chính phủ  ký quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020
Thứ tư  xây dựng và thực hiện các chương trình khoa học - công nghệ trọng điểm nhằm nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm, nhất là các sản phẩm có thế mạnh chủ lực của tỉnh, sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, phát triển doanh nghiệp khoa học - công nghệ và thị trường khoa học - công nghệ, áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và quốc tế đối với sản phẩm hàng hóa của tỉnh để đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động cơ quan nhà nước, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số để giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và ổn định. Đảm bảo 100% các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp dịch vụ hành chính công mức độ 3, hướng tới mọi công dân đều có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ hành chính công, một cửa điện tử giao tiếp với các cơ quan nhà nước.
Thứ năm, tiếp tục thực hiện tốt và triển khai đồng bộ giải pháp để đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, quan tâm cao công tác đào tạo, nâng cao kiến thức, trình độ chính trị, chuyên môn cho đội ngũ các cấp; thực hiện việc luân chuyển hợp lý đảm bảo phát huy hiệu quả; có hình thức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phù hợp, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là một nội dung quan trọng khi xem xét; Tiếp tục duy trì việc người đứng đầu Cấp ủy làm Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình nông thôn mới; bộ máy tham mưu giúp việc tiếp tục được củng cố, kiện toàn đảm bảo chuyên trách, chuyên nghiệp ngày càng cao./.
Theo Phan Thị Ái Vân/truongchinhtrihatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập269
  • Hôm nay38,695
  • Tháng hiện tại696,764
  • Tổng lượt truy cập90,760,157
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây