Học tập đạo đức HCM

Agribank kiên trì bám trụ với tam nông

Thứ ba - 13/05/2014 01:21
“Agribank hiện là định chế tài chính lớn nhất Việt Nam. 26 năm qua, Agribank luôn đồng hành với sự phát triển của tam nông, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của các cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh...”.
Đó là khẳng định của ông Trịnh Ngọc Khánh (ảnh nhỏ) - phụ trách điều hành Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Agribank trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Nông Thôn Ngày Nay.

Ông Trịnh Ngọc Khánh - phụ trách điều hành Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Agribank
Ông Trịnh Ngọc Khánh - phụ trách điều hành Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Agribank

Tăng trưởng tín dụng cho tam nông cao nhất

Agribank luôn khẳng định hỗ trợ tốt nhất các khách hàng, nhất là khách hàng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân tiếp cận nguồn vốn của mình. Nhưng, thực tế có ý kiến cho rằng vốn cho khu vực này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Là lãnh đạo ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực này, ông đánh giá như thế nào về ý kiến trên?

Thông qua cung ứng nguồn vốn kịp thời, Agribank hỗ trợ tích cực các hộ nông dân đầu tư và phát triển sản xuất (ảnh minh họa).
Thông qua cung ứng nguồn vốn kịp thời, Agribank hỗ trợ tích cực các hộ nông dân đầu tư và phát triển sản xuất (ảnh minh họa).

- Agribank là ngân hàng chủ lực trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam trực tiếp đảm trách và thực hiện nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao phó trong việc hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực tam nông. 

Trong suốt 26 năm qua, Agribank luôn ưu tiên vốn và đã nỗ lực hết mình để tạo ra dòng chảy tốt nhất về tín dụng cho khu vực tam nông. Tính đến 31.12.2013, tổng dư nợ cho vay của Agribank đạt 530.600 tỷ đồng, tăng 10,44% so với cuối năm 2012, trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 378.985 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 71,4%/tổng dư nợ cho vay, tăng 16,3%, tức là cao hơn 6% so với mức tăng trưởng chung. 

Thông qua cung ứng nguồn vốn kịp thời, Agribank đóng góp tích cực vào thành công của các chương trình kinh tế trọng điểm của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong cả nước phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Agribank sẽ tiếp tục cân đối vốn đáp ứng đủ nhu cầu cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đồng thời, thực hiện một số giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng tại khu vực này như: Giảm lãi suất, đơn giản thủ tục cho vay; triển khai các gói sản phẩm ưu đãi lãi suất đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn...

So với các lĩnh vực cho vay khác, tốc độ tăng trưởng tín dụng cho tam nông ở mức độ nào? Mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực này của Agribank trong những năm tiếp theo là gì?

- Tính đến 28.2.2014, dư nợ cho vay tam nông của Agribank đạt 376.058 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 71,7% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước. So với các lĩnh vực khác, tốc độ tăng trưởng tín dụng cho tam nông thường cao hơn gần 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng chung.

Còn về các mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong những năm tới, Agribank đã đề ra kế hoạch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Cụ thể, tăng trưởng vốn huy động: 11-12%/năm; tăng trưởng tín dụng: 10-12%/năm; tỷ trọng cho vay đối với khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn phấn đấu đến năm 2015 đạt 75%, đến năm 2020 đạt 80%; thị phần tín dụng chiếm hơn 50% ở khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; có quan hệ tín dụng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho phần lớn hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp khu vực nông thôn. 

Những mục tiêu trên, chúng tôi không thể “bốc thuốc” bằng tay mà được xây dựng trên cơ sở các luận cứ, luận chứng khoa học và thực tiễn công tác. Và đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của đề án tái cơ cấu của Agribank đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Ủng hộ gói tín dụng riêng cho nông thôn

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã nêu ý kiến cần thiết phải có một gói tín dụng lớn cho tam nông. Quan điểm của Agribank về vấn đề này như thế nào? Nếu thực hiện đâu sẽ là khó khăn khi triển khai?

- Thực hiện Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 5.3.2014 của Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2.2014, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nghiên cứu xây dựng Chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

"Không chỉ cá nhân tôi mà toàn hệ thống Agribank rất đồng tình với việc cần thiết phải có một gói tín dụng lớn cho tam nông. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Agribank luôn kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho tam nông, ưu tiên đầu tư cho tam nông...”.

Ông Trịnh Ngọc Khánh

Mục đích của chương trình là khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; khuyến khích áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg.

Không chỉ cá nhân tôi mà toàn hệ thống Agribank rất đồng tình với việc cần thiết phải có một gói tín dụng lớn cho tam nông. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Agribank luôn kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho tam nông, ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm chuyển dịch cơ cấu đầu tư tăng thu nhập trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua tăng nhanh, nhưng còn gặp nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai, chẳng hạn như: Việc quy hoạch các vùng nuôi, trồng cây, con, quy hoạch các doanh nghiệp chế biến, và đảm bảo đầu ra các sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản chưa được làm tốt. Tình trạng được mùa rớt giá xảy ra thường xuyên ở hầu hết các mặt hàng nông, thủy, hải sản.

Nghị định số 41/2010/NĐ-CP tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhưng trên thực tế rủi ro cho vay trong lĩnh vực này vẫn đứng đầu so với các lĩnh vực cho vay khác, chênh lệch lãi suất ngày càng thu hẹp, khả năng thu không đủ bù chi kể cả khi không có thiên tai mất mùa rất có thể xảy ra, nên ít các tổ chức tín dụng tham gia, Agribank vẫn chiếm thị phần chủ yếu. 

Đối tượng đầu tư tín dụng chưa đa dạng, kinh tế trang trại mặc dù đã hình thành và phát triển nhưng chưa đầy đủ các yếu tố pháp lý (giấy chứng nhận trang trại) nên chưa thể đầu tư tín dụng theo mô hình trang trại, các loại cây trồng cho năng suất và kinh tế cao chậm chuyển đổi...

Tôi cho rằng, những khó khăn trên là “rào cản” cho quá trình triển khai, nếu không sớm giải quyết sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của gói tín dụng riêng cho tam nông. 

Xin cảm ơn ông!
                                                       Trần Lê Tuấn - Văn Hoài (thực hiện)
                                                                           Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập233
  • Hôm nay78,851
  • Tháng hiện tại783,964
  • Tổng lượt truy cập90,847,357
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây