Học tập đạo đức HCM

'Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu 235 triệu USD nông sản hữu cơ'

Thứ ba - 03/11/2020 00:16
Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường để chứng minh với Quốc hội: Việt Nam đang vận hành nền nông nghiệp theo hướng tạo ra các sản phẩm sạch.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường giải trình các ý kiến đại biểu nêu tại phiên họp sáng 3/11, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường giải trình các ý kiến đại biểu nêu tại phiên họp sáng 3/11, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Minh Phúc.

3 năm, giảm nhập khẩu 35.000 tấn hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật

Trong nửa đầu phiên họp sáng 3/11 tại nghị trường Quốc hội, đã có 7 ý kiến đóng góp của các đại biểu (trong đó có 4 ý kiến trực tiếp liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp).

Đa số các ý kiến tập trung vào những vấn đề nóng như suy giảm chất lượng rừng tác động đến các yếu tố thiên tai diễn biến cực đoan; những bất cập trong việc kiểm soát phân bón, thuốc bảo vệ thực vật gây bức xúc trong dư luận và sự cần thiết phải có chính sách phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.

Trước tiên, đối với vấn đề quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Nền nông nghiệp đang vận hành theo hướng tạo ra các sản phẩm sạch. Còn nhớ năm 2016, Quốc hội chất vấn 2 vấn đề lớn: đó là hiện tượng sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, khó kiểm soát chất lượng.

Tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học tại Việt Nam đã nâng lên 20%. Ảnh: NNVN.

Tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học tại Việt Nam đã nâng lên 20%. Ảnh: NNVN.

Thời điểm đó, chúng ta sử dụng trên 10 triệu tấn phân bón và hầu hết là phân bón vô cơ. Nhưng cho đến nay, sau quá trình giám sát của Quốc hội, chúng ta đã tăng sản lượng phân bón hữu cơ lên gần 4 triệu tấn. Đây là xu hướng rất tích cực.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, số nhà máy sản xuất phân bón 5 năm qua không tăng thêm một nhà máy nào (710 nhà máy), để đảm bảo quản lý chất lượng hiệu quả.

“Cố gắng thứ ba là đến nay chúng ta đã có hơn 243.000ha ở 45 tỉnh/thành sản xuất nông nghiệp hữu cơ và năm 2019 Việt Nam đã xuất khẩu 235 triệu USD nông sản hữu cơ. Điều đó thể hiện quyết tâm chung của hệ thống chúng ta”, người đứng đầu Bộ NN-PTNT cho biết.

Đối với vấn đề thuốc bảo vệ thực vật, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, trước đây, hàng năm chúng ta nhập 120.000 tấn hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nhưng đến năm 2019 chúng ta chỉ nhập 75.000 tấn. Trong đó 20% là thuốc sinh học.

“Đây cũng là biểu hiện quyết tâm chung để giảm danh mục và thuốc thương phẩm”, Bộ trưởng Cường nhấn mạnh. "Trong số 75.000 tấn nhập về, chúng ta đã tái xuất bằng các sản phẩm chế biến và thu 125 triệu USD".

Tuy nhiên, Tư lệnh ngành nông nghiệp thừa nhận: “Vẫn còn rất nhiều hạn chế trong lĩnh vực phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Tới đây chúng ta cần phải có thể chế chặt hơn, chế tài chặt hơn và hướng dẫn tốt hơn để vận hành một nền nông nghiệp đúng hướng, dinh dưỡng cao và sạch để tăng cường xuất khẩu”.

6 tỉnh miền Trung thu hơn 1.000 tỷ đồng nhờ bán tín chỉ các bon từ rừng

Về vấn đề phát triển rừng bền vững, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, hiện nay chúng ta có khoảng 14,6 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha và rừng trồng là 4,3 triệu ha.

Đây là sự cố gắng vượt bậc cả hệ thống chính trị và toàn dân, vì năm 1990 Việt Nam chỉ có 9 triệu ha rừng, tỷ lệ che phủ rừng chỉ đạt 27% mà trong vòng 30 năm, một đất nước GDP còn thấp như vậy nhưng đã đặt trọng tâm phát triển rừng để bảo vệ môi trường.

Thế giới công nhận Việt Nam tham gia vào sự phát triển bền vững, qua đó thu được hơn 1.000 tỷ đồng cho 6 tỉnh miền Trung. Ảnh: Đinh Tùng.

Thế giới công nhận Việt Nam tham gia vào sự phát triển bền vững, qua đó thu được hơn 1.000 tỷ đồng cho 6 tỉnh miền Trung. Ảnh: Đinh Tùng.

Hệ số che phủ rừng của chúng ta hiện nay là gần 42% trong khi bình quân thế giới là 29%. Trong số 4,3 triệu ha rừng trồng, chúng ta đã sản xuất ra 30 triệu m3 nguyên liệu để xây dựng một ngành kinh tế công nghiệp về lâm nghiệp với 4.600 doanh nghiệp chế biến. Năm nay chúng ta có thể xuất khẩu tới 13 tỷ USD tiền lâm sản.

Còn rừng tự nhiên thì Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ luôn luôn có chính sách để bà con giữ 1 triệu ha rừng tốt hơn.

Bộ trưởng Cường chứng minh: Trước đây các hộ khoanh nuôi bảo vệ rừng chỉ nhận được 50.000 đồng/ha/năm, bây giờ lên tới 250.000/ha. Đồng thời, Quốc hội yêu cầu thời gian tới phải nâng diện tích khoanh nuôi, bảo vệ rừng lên 2 triệu ha thì mới từng bước đảm bảo cho chất lượng khu vực 10,3 triệu ha rừng tự nhiên.

Cùng với đó, nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mỗi năm chúng ta cũng xã hội hóa thu được 30.000 tỷ đồng. Ngày 20/10/2020, Việt nam chính thức ký kết hợp tác về tín chỉ các bon từ rừng. Nhờ đó, chúng ta bán được 10 triệu m3 CO2, mỗi 1m3 CO2 là 5 USD.

“Thế giới công nhận Việt Nam tham gia vào sự phát triển bền vững, qua đó thu được hơn 1.000 tỷ đồng cho 6 tỉnh miền Trung. Đồng thời thể hiện Việt Nam quyết tâm đi theo con đường phát triển bền vững”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề phát triển rừng là trong 30 năm phát triển, rừng tự nhiên không thể phục hồi như ngày xưa bởi thời gian quá ngắn. Trong giai đoạn kháng chiến, đế quốc Mỹ đã rải 77 triệu lít thuốc hóa học hủy hoại 2 triệu ha rừng rự nhiên của miền Trung. Bởi vậy phục hồi rừng cần phải từng bước.

Tây Nam bộ tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng "thuận thiên"

Về vấn đề phát triển nông nghiệp vùng Tây Nam bộ, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng đây là thách thức chung. Chính phủ và Trung ương đã có Nghị quyết 120 về phát triển ĐBSCL bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

Có một tín hiệu vui là chúng ta từ chỗ phát triển theo hướng khai thác tự nhiên sang hướng thích ứng "thuận thiên". Do đó, trong 4 năm qua đã có 400.000 ha đất lúa được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản và cây ăn quả.

Đây là một bước tiến trong phát triển nông nghiệp của 13 tỉnh ĐBSCL. Những năm qua chúng ta không những không giảm sản lượng xuất khẩu mà còn tăng sản lượng xuất khẩu ở chính khu vực này.

Thứ hai, chúng ta đã tái cơ cấu ở từng khu vực một. Năm vừa qua hạn mặn như vậy nhưng Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hội nghị bàn giải pháp ứng phó hạn mặn tại ĐBSCL ngay từ 20/9/2019. Bằng giải pháp gieo cấy sớm để né hạn, vụ đông xuân 2019 – 2020 đã đạt được năng suất lúa rất cao.

Tuy nhiên vụ thu đông vừa rồi có khoảng 7.000 ha lúa ven biển ở cuối vụ có hiện tượng thóc nảy mầm ngay trên ruộng vì mưa quá nhiều, máy không vào thu hoạch được.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, chúng ta phải tái cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng thích ứng, căn cứ vào thị trường, nguồn nước để bố trí lại sản xuất. Thủy sản được ưu tiên lên trên hết, sau đó đến cây ăn quả rồi mới đến lúa gạo. Cần tái cơ cấu nông nghiệp ở cả 3 vùng là: vùng thượng nguồn, vùng giữa và vùng ven biển.

Cùng với đưa khoa học công nghệ và kinh nghiệm của dân gian, chúng ta sẽ thực hiện phương châm “Thủy Tinh dâng đến đâu thì Sơn Tinh dâng đến đấy để thích ứng”. 

Theo Minh Phúc/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/nam-2019-viet-nam-xuat-khau-235-trieu-usd-nong-san-huu-co-d276866.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập85
  • Hôm nay33,762
  • Tháng hiện tại1,020,119
  • Tổng lượt truy cập91,083,512
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây