Học tập đạo đức HCM

Hệ lụy từ gieo sạ sớm

Thứ ba - 15/08/2017 22:49
Hiện nay, nông dân xuống giống sớm vụ lúa Thu đông (vụ 3) tại một số cánh đồng trên địa bàn huyện Vị Thủy đã bước vào thời điểm thu hoạch. Tuy nhiên, điệp khúc cũ đã lặp lại là năng suất vụ này tiếp tục giảm mạnh, khiến bà con kém vui vì không có lợi nhuận.

Thời điểm này, tuy cánh đồng lúa ở ấp 12 và ấp 13, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy trong giai đoạn thu hoạch vụ Thu đông sớm, nhưng bà con nơi đây chẳng mấy ai làm vui. Đứng trên bờ mẫu nhìn máy cắt đang thu hoạch 5 công ruộng của gia đình, ông Nguyễn Văn Bền, ở ấp 12, xã Vị Trung, cho biết: “Vụ Thu đông năm rồi năng suất lúa đạt 600-700kg/công (giảm 200kg/công so với cùng kỳ) mà nông dân còn rầu thối ruột vì bán lúa xong chỉ huề vốn. Sang vụ Thu đông năm nay còn tệ hơn khi năng suất giảm còn 400-500kg/công, có hộ còn thấp hơn. Mặc dù giá lúa trong lúc này vẫn ở mức cao là 5.000-5.100 đồng/kg, nhưng với năng suất lúa thế này, cộng với chi phí đầu tư gần 2 triệu đồng/công do phòng trừ sâu bệnh nên sẽ không có lời”. 

Cách ruộng ông Bền không xa, ông Võ Văn Thêm, ở cùng ấp 12 cũng vừa cắt xong 1ha lúa (giống OM 5451) chỉ đạt năng suất gần 500kg/công. Ông Thêm thông tin: “Nhiều năm qua, bà con nông dân nơi đây luôn tranh thủ xuống giống sớm ở các vụ lúa nên thường thu hoạch đầu tiên của huyện. Riêng vụ lúa Thu đông, trước đây làm cách này cũng đạt năng suất cao từ 800-900kg/công. Thế nhưng, chỉ được một, hai năm đầu rồi năng suất giảm dần, bình quân qua một năm giảm khoảng 100kg/công và đến nay chỉ còn 400-500kg/công. Như vậy, nông dân càng làm càng lỗ”. 

Theo nhận định của ngành nông nghiệp tỉnh, việc năng suất lúa của bà con thu hoạch sớm ở các vụ trong những năm gần đây, mà điển hình là vụ Thu đông đang diễn ra luôn giảm qua từng năm chính là hệ lụy của việc gieo sạ ngoài khung lịch thời vụ của ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo. Bởi hầu hết các cánh đồng đang cắt lúa trong lúc này đều được nông dân xuống giống vào đầu tháng 5, trong khi khung lịch thời vụ gieo sạ né rầy và dịch bệnh của ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo cho vụ lúa Thu đông là từ đầu tháng 6. 

“Ngoài gặp điều kiện bất lợi về thời tiết, nhất là trong giai đoạn lúa trổ bông gặp mưa dầm làm cho năng suất đạt thấp thì chính việc bà con nông dân gieo sạ sớm đã dẫn đến cây lúa bị nhiều loại sinh vật gây hại tấn công. Đặc biệt trong vụ Thu đông năm nay, nhiều vùng gieo sạ sớm bị nhiễm rầy nâu với mật số khá cao và xuất hiện bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá sau gần 10 năm được khống chế, với mức độ thiệt hại từ 5-10%. Dịch bệnh nguy hiểm này không chỉ làm giảm năng suất lúa, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan sang vụ lúa Đông xuân sắp tới nếu bà con không có giải pháp canh tác hợp lý”, ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đánh giá.

Ngoài dịch bệnh tấn công, việc gieo sạ sớm còn gây khó khăn cho ngành chức năng trong công tác quản lý, thống kê, xác định mùa vụ và hướng dẫn nông dân trong sản xuất cho đạt hiệu quả. Để giải quyết bài toán này, ngành nông nghiệp tỉnh cũng vừa ban hành văn bản về khung lịch xác định mùa vụ để các địa phương và nông dân làm cơ sở xuống giống các vụ lúa sau được hợp lý, hạn chế dịch hại tấn công và điều kiện thời tiết bất lợi. Theo đó, các trà lúa xuống giống từ đầu tháng 10 năm trước đến cuối tháng 1 năm sau thì được kể là lúa Đông xuân; xuống giống từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 5 là vụ Hè thu; còn từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 9 là vụ Thu đông.

Ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cho rằng: Nhằm tránh thiệt hại về năng suất, dịch bệnh bùng phát, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân cần tuân thủ lịch thời vụ xuống giống, cũng như thời gian cơ cấu mùa vụ ở từng vùng. Ngoài ra, trong sản xuất cần áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật như “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”… trong đó chú ý đến giảm lượng giống gieo sạ hoặc sử dụng máy cấy, giảm số lần phun thuốc để giảm chi phí đầu tư. 

Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được gần 45.000ha (kế hoạch 50.000ha) lúa Thu đông. Hiện các trà lúa tập trung trong giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng, trong đó có hơn 7.000ha đang trổ chín. Về sinh vật gây hại, toàn tỉnh ghi nhận có hơn 3.700ha bị nhiễm, trong đó đáng chú ý là bệnh đạo ôn lá với hơn 770ha lúa bị nhiễm, tỷ lệ từ 5-20% lá và đang có nguy cơ bùng phát mạnh trong thời gian tới do gặp điều kiện nắng, mưa xen kẽ như hiện nay. Do đó, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân cần chủ động phòng ngừa các loại dịch hại nhằm bảo vệ tốt lúa Thu đông…   

Theo Báo Hậu Giang

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập283
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại807,690
  • Tổng lượt truy cập90,871,083
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây