Gia súc, gia cầm thường ăn kém, ốm yếu, sức đề kháng bị suy giảm mạnh, năng suất thịt, trứng giảm. Các loại dịch bệnh như: tiêu chảy, cảm nóng, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, viêm phổi, dịch tả, tụ huyết trùng, cầu trùng… dễ phát sinh, lây lan gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.
Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng, người chăn nuôi cần thực hiện một số biện pháp sau:
1. Đối với lợn:
- Chuồng trại: Nên làm chuồng hướng đông nam, nên lợp mái ngói hoặc mái lá cọ. Trong chuồng lắp đặt quạt điện, hệ thống thông gió. Xung quanh chuồng trồng cây xanh tạo bóng mát. Chuồng nuôi nên có phên che chống nắng xung quanh, hàng ngày phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt.
- Giảm nhiệt độ chuồng nuôi bằng cách vệ sinh chuồng nuôi, thu gom phân vào hố chứa phân (để giảm sức nóng do phân bốc lên).
- Giảm mật độ nuôi nhốt: Đối với lợn nái 3 - 6 m2/con, lợn thịt là 2 m2/con.
- Cần tắm cho lợn 1 - 2 lần/ngày.
- Cho lợn uống đủ nước sạch, mát, bổ sung Bcomplex, Vitamin C, chất điện giải, men tiêu hóa… để giải nhiệt và tăng cường sức đề kháng.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin: Phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng… để lợn có miễn dịch phòng bệnh. Phòng chống bệnh viêm phổi lợn trong mùa hè.
- Cách ly lợn ốm để theo dõi chăm sóc.
- Tăng cường chăm sóc lợn nái, lợn con theo mẹ.
- Thực hiện các biện pháp về chăn nuôi an toàn sinh học, tiêu độc khử trùng định kỳ chuồng trại và khu vực chăn nuôi.
2. Đối với trâu, bò, dê
- Xung quanh chuồng trại nên trồng cây xanh tạo bóng mát. Chuồng nuôi nên có phên che chống nắng.
- Chuồng trại: Giữ chuồng trại sạch sẽ và thông thoáng. Giảm nhiệt độ chuồng nuôi bằng cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thu gom phân, thực hiện ủ phân sinh học.
- Chăn thả sáng sớm hoặc chiều muộn: Buổi sáng cho trâu bò đi chăn thả sớm (6 giờ thả, 8 giờ về); buổi chiều chăn thả muộn (4 giờ thả, 6 giờ về). Nên buộc trâu bò ở những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu bò nghỉ ngơi.
- Mật độ nuôi nhốt đối với trâu bò thịt: 5 - 6 m2/con, dê 1,8 - 2 m2/con.
- Cho uống đủ nước sạch, mát, bổ sung Vitamin C để giải nhiệt, cho ăn đủ no từ 30 - 35 kg thức ăn thô xanh, 0,5 - 1 kg thức ăn tinh, 20 - 30 gam muối ăn để đảm bảo sức khoẻ, tăng khả năng chống nóng, chống bệnh tật.
- Nên tắm trải cho trâu bò 1 - 2 lần/ngày để giảm nhiệt cho cơ thể.
- Cách ly gia súc ốm để theo dõi chăm sóc. Tăng cường chăm sóc gia súc có chửa và gia súc non.
- Tăng cường diệt ve, mòng trên thân gia súc, nền chuồng và bãi chăn.
- Định kỳ tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi.
3. Đối với gia cầm
- Với chuồng trại kín: Do có hệ thống làm mát, khi chạy tối đa công suất theo thiết kế, nhiệt độ chuồng nuôi có thể giảm được 5 - 70C so với nhiệt độ bên ngoài, nên gia cầm ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Chú ý hệ thống cấp phát điện dự phòng
- Với chuồng thông thoáng tự nhiên: Giữ chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ. Nên làm chuồng hướng đông nam, lợp mái ngói hoặc mái lá cọ. Nên có phên che chống nắng xung quanh, những ngày nhiệt độ cao có thể phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt.
- Hạn chế nắng chiếu xiên vào chuồng bằng cách che chắn.
- Dùng lưới đen hoặc trồng cây xanh, giàn cây leo che mái và hướng nắng.
- Cho gà ăn sớm, ăn xong treo máng ăn lên cho thoáng chuồng nuôi nhằm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.
- Giảm độ dày đệm lót (nếu quá dầy vì đệm lót sinh nhiệt nhiều).
- Giảm mật độ nuôi cũng có tác dụng giảm nhiệt độ chuồng nuôi:
+ Đối với gà con: úm 50 - 60 con/m2,
+ Đối với gà 0,5 - 1 kg: nhốt 8 - 12 con/m2,
+ Đối với gà 2 - 3 kg: nhốt 3 - 5 con/m2.
- Nếu thời tiết quá nóng có thể thả gà ra vườn, gốc cây quanh chuồng.
- Cung cấp nước sạch, mát; cho uống tự do.
- Đối với gà đẻ rất dễ chết vào những ngày nhiệt độ quá cao nên tránh nuôi quá béo bằng cách giảm bớt năng lượng trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh.
- Tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách cho uống Bcomplex, Vitamin C, chất điện giải, men tiêu hóa… cho ăn các loại cám chất lượng tốt, phòng bệnh cho gia cầm bằng các loại vắcxin: Newcastle, cúm, dịch tả vịt, tụ huyết trùng… để tăng khả năng miễn dịch chống lại các loại bệnh nguy hiểm xâm nhập.
- Cách ly gia cầm ốm, những cá thể yếu vào ô riêng để theo dõi chăm sóc.
- Thực hiện các biện pháp về chăn nuôi an toàn sinh học, tiêu độc khử trùng định kỳ chuồng trại và khu vực chăn nuôi.
TS. Hạ Thúy Hạnh
Nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã