Thời gian qua, nhiều CLB, THT và HTX sản xuất giống trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã liên kết tiêu thụ, đảm bảo đầu ra giúp các thành niên “ăn nên làm ra” nâng cao được hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.
Các CLB, THT, HTX chuyên sản xuất giống đã từng bước khẳng định chất lượng sản phẩm lúa giống, mang đến các giống lúa chất lượng cao, năng suất cao, chống chịu các loại sâu bệnh và phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu nắng nóng, chịu phèn, chịu mặn tốt.
Các CLB, THT, HTX đã cung ứng ra thị trường hàng chục nghìn tấn lúa giống như: OM 6976; OM 6261; OM 7347; OM 2514; OM 4900; OM 5451, OM 4218, IR 13240 - 108; Jasmine 85 và IR 50404.
Có thể kể đến là THT sản xuất lớn xã Mỹ Hòa (huyện Tháp Mười); CLB giống xã Láng Biển (huyện Tháp Mười); CLB giống Bình Hiệp B, xã Bình Thành Trung (huyện Lấp Vò), CLB giống ấp 5, xã Hòa Bình (huyện Tam Nông).. .mỗi vụ sản xuất từ vài chục đến vài trăm ha lúa giống các loại.
Ông Nguyễn Văn Tiến - Tổ phó THT giống xã Mỹ Hòa cho biết, THT phát triển vượt bậc nhờ sản xuất đảm bảo uy tín, chất lượng hạt giống tốt và yên tâm trong khâu tiêu thụ. Các tổ viên được hỗ trợ chi phí ban đầu về giống nguyên chủng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Bình quân sau mỗi vụ lúa các tổ viên có thể lợi nhuận thêm từ 15 - 25 triệu đồng/ha tùy theo năng suất của từng tổ viên sau khi trừ các khoản chi phí.
Điều mà các thành viên tham gia sản xuất giống từ CLB, THT, HTX là được ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm từ Cty Cổ phần Giống Cây trồng Đồng Tháp. Nhiều chế độ ưu đãi giúp nông dân sản xuất giống vô cùng phấn khởi như: Thu mua lúa giống với giá cao hơn giá thị trường từ 500 - 700 đồng/kg lúa giống, hỗ trợ chi phí vận chuyển, phân bón, thuốc trừ sâu với giá cả ưu đãi.
Ông Nguyễn Văn Nhân, Chủ nhiệm CLB giống Bình Hiệp B chia sẻ: Việc ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm giúp nông dân an tâm SX, lợi nhuận cao hơn từ 30 - 40%. Bình quân mỗi vụ CLB cung ứng ra thị trường từ 150 - 250 tấn lúa giống chất lượng cao, phục vụ tốt công tác cung ứng giống cho địa phương và khu vực. Lợi nhuận của nông dân cũng ngày một tăng lên...
Bên cạnh đó, nông dân còn được cán bộ kỹ thuật hỗ trợ, tập huấn đầu vụ về công tác phòng trừ sâu bệnh hại, vệ sinh đồng ruộng, quản lý dịch hại, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận. Áp dụng sản xuất theo hướng “1 phải, 5 giảm” hay “3 giảm, 3 tăng” để đạt năng suất và hiệu quả cao.
Nguồn: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã