Những năm qua, các tỉnh thành vùng ĐBSCL đã chi hàng trăm tỷ đồng để không chế dịch bệnh chổi rồng trên nhãn. Tuy nhiên hiện tại, dịch bệnh này đang tái bùng phát tại một số địa phương trong vùng gây nhiều thiệt hại cho nhà vườn.
Ông Phan Văn Phỉ (ở ấp Đông Thuận, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) cho biết sau khi địa phương ra quân khống chế dịch bệnh chổi rồng thì hai năm qua 1 ha nhãn của ông cho thu hoạch trái rất khả quan. Tuy nhiên từ đầu năm đến nay, bệnh chổi rồng tái xuất hiện trên nhãn. Mặc dù ông đã tích cực phòng trừ nhưng vẫn không đạt kết quả.
Theo thống kê, hiện Hậu Giang có hơn 100 ha nhãn bị bệnh chổi rồng. Còn ở địa phương lân cận là Thành phố Cần Thơ thì có đến gần 1.000 ha nhãn bị nhiểm bệnh này, trong đó có hơn 500 ha nhiễm bệnh từ trung bình đến nặng. Diện tích nhãn bị bệnh chổi rồng đã gây nhiều thiệt hại cho nhà vườn do chi phí trong khâu chăm sóc, phòng trị cao nhưng không mang lại hiệu quả, trong khi năng suất của những cây nhãn bị nhiễm bệnh cũng giảm đáng kể.
Bà Nguyễn Thị Xuân ở xã Trường Long, huyện Phong Điền cho biết 1,5 ha nhãn của bà sắp thu hoạch trái nhưng năm nay ước năng suất sẽ giảm gần phân nửa do nhiễm bệnh chổi rồng.
Theo ông Nguyễn Út Em - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, để phòng trị bệnh chổi rồng, thời gian qua ngành chuyên môn đã hướng dẫn nông dân áp dụng nhiều biện pháp như: chọn cây nhãn giống sạch bệnh, áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp và chăm sóc cây trồng khỏe, thường xuyên tỉa cành để vườn cây thông thoáng và bón phân cân đối.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Út Em cũng khuyến cáo nhà vườn phòng trị bệnh chổi rồng bằng phương pháp phun thuốc diệt nhện lông nhung, cắt bỏ những cành nhãn bị bệnh chổi rồng để tránh lây lan.
Tuy nhiên, các biện pháp phòng trừ bệnh chổi rồng trên nhãn không được các nhà vườn triển khai đồng loạt, nhiều hộ có diện tích nhãn ít nên khi nhãn bị bệnh thì lơ là, bỏ mặc không chú ý chăm sóc. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến bệnh chổi rồng lây lan, tái bùng phát nhất là trên nhãn tiêu da bò.
Ngành nông nghiệp ở các địa phương vùng ĐBSCL có dịch chổi rồng tái phát cũng đang khuyến cáo người dân đối với những cây nhãn nhiễm bệnh chổi rồng nặng thì không nên tiếc giữ lại mà cần chặt bỏ để hạn chế lây lan sang những cây khác. Đối với những vườn bị nhiễm nặng thì nên phá bỏ chuyển sang trồng loại nhãn khác ít bị nhiễm bệnh chổi rồng như nhãn Ido, nhãn xuồng cơm vàng hoặc các loại cây trồng khác./.
Tấn Phong/VOV
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025