Học tập đạo đức HCM

Nông dân Hà Tĩnh chủ động nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa đông

Thứ tư - 01/11/2023 23:48
Thời tiết đang chuẩn bị bước vào mùa đông, mưa nhiều và rét đậm, rét hại thường xảy ra. Đây cũng là khoảng thời gian nguồn thức ăn thô xanh tự nhiên cho đàn gia súc khan hiếm. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn súc, nông dân nhiều địa phương đang tăng cường trồng cỏ, dự trữ nguồn thức ăn khô, thức ăn tinh và chế biến thức ăn dự trữ đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho đàn gia súc phát triển khỏe mạnh trong mùa đông.
 Ông Lê Hùng ở thôn Hòa Bình, xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc là hộ có diện tích trồng lúa lớn với gần 6,5 ha. Trước đây khi chưa chăn nuôi trâu bò, sau khi thu hoạch thì hầu như toàn bộ rơm, rạ ông vùi tại ruộng hoặc đốt bỏ. Nhưng hiện nay, gia đình ông Hùng đang chăn nuôi 15 con trâu, bò. Vì vậy, vào vụ thu hoạch lúa, ông đã thu gom hết số rơm rạ về làm thức ăn cho đàn trâu, bò của gia đình. Nhất là nguồn rơm của vụ lúa Hè Thu vừa rồi, ngoài thu gom thủ công, ông còn thuê cả máy cuốn rơm để tăng nguồn dự trữ thức ăn cho trâu bò trong mùa đông này.
h6 nong dan ha tinh che bien thuc an xanh cho trau bo
Nông dân Hà Tĩnh chế biến thức ăn xanh cho trâu bò
Ông Hùng cho biết: Xác định mùa đông thức ăn cho trâu bò khan hiếm nên vào vụ lúa Hè Thu, cứ gặt xong lúa là các thành viên trong gia đình tranh thủ thời gian phơi phóng rơm rạ cho khô để gom lại đưa về nhà dự trữ cho đàn trâu và bò ăn dần. Với 15 con cả trâu và bò như của gia đình tôi, ngoài nguồn rơm rạ trên ruộng của gia đình, tôi còn thu gom từ những ruộng khác hoặc mua thêm mới đủ cho chúng ăn trong cả mùa đông. Ngoài ra, để tăng hiệu quả sử dụng rơm khô, tôi đã dùng rơm ủ với ure để bổ sung thêm chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn hàng ngày cho đàn trâu, bò của gia đình mình. Khi rơm ủ với Urê sẽ làm cho rơm mềm; có mùi thơm dễ chịu, giúp cho trâu bò dễ ăn và tiêu hoá tốt.
Còn gia đình bà Phan Thị Thủy ở thôn Ngụ Phúc, xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên là người có kinh nghiệm nuôi bò thịt nhiều năm. Hiện nay gia đình bà đang nuôi 9 con bò lai hướng thịt. Những ngày bắt đầu bước vao mùa đông, gia đình bà đã chủ động chuẩn bị tốt thức ăn thô, xanh. Không để đàn bò thiếu thức ăn, ảnh hưởng sức khỏe và tăng trưởng trong mùa đông, ngoài thức ăn tinh như cám ngô, cám gạo và nguồn rơm rạ dự trữ được, gia đình bà còn trồng thêm cỏ để cung cấp thêm cho bò ăn đủ trong mùa đông này.
h1ba thuy cham soc dien tich co
Bà Phan Thị Thủy ở thôn Ngụ Phúc, xã Cẩm Vịnh đang chăm sóc diện tích cỏ sau thu hoạch
Theo chia sẻ của bà Thủy, đối với khẩu phần ăn của đàn bò, thức ăn tinh chỉ chiếm khoảng 20%, còn thức ăn thô xanh chiếm đến 80% nên việc trồng cỏ được gia đình bà chủ động từ sớm. với diện tích vườn hơn 2ha, bà đã dành diện tích gần 2 sào để trồng cỏ voi và cỏ VA06. Để chủ động chế biến nguồn thức ăn cho đàn bò, gia đình bà còn mua sắm máy nghiền cám, máy xay thức ăn xanh. Đối với diện tích cỏ, bà đã tiến hành thu hoạch cuốn chiếu để cho đàn bò ăn dần và thu hoạch đến đâu là tập trung chăm sóc diện tích đã thu hoạch để cây cỏ chóng phục hồi phát triển nhanh lứa tiếp theo.
Ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê ,với lợi thế có diện tích vườn đồi lớn nên chăn nuôi gia súc đã trở thành nghề chính của nhiều gia đình, giúp người dân phát triển kinh tế tăng thu nhập. Đơn cử như xã  Sơn Trường, huyện Hương Sơn, là địa phương có tổng đàn gia súc hơn 5.000 con. Trong đó 2.000 con trâu, bò;  2.500 con hươu và 500 con dê. Để phát triển đàn gia súc, xã đã chỉ đạo bà con nông dân trồng 30 ha ngô sinh khối, quy hoạch 20ha đất trồng các loại cỏ như: cỏ voi, cỏ VA06…cùng với đó, tuyên truyền, vận động bà con tận dụng đất vườn để gieo thêm  ngô dày và trồng cỏ cho gia súc ăn đủ trong mùa đông. Bên cạnh việc vận động nhân dân dự trữ thức ăn thô xanh và bổ sung thức ăn tinh cho gia súc thì xã cũng đã hướng dẫn người dân ủ chua rơm rạ và cỏ khô để cho  gia súc ăn.
h3nguoi dan u rom
Bà con nông dân Hà Tĩnh áp dụng biện pháp ủ rơm với urê để làm thức ăn dự trữ cho trâu bò trong mùa đông
 Hiện nay thức ăn cho gia súc khá phong phú như: các loại thức ăn tinh, thức ăn công nghiệp, các loại vitamin và khoáng chất, song do đặc thù hệ tiêu hóa của trâu, bò cần được sử dụng thức ăn thô xanh hàng ngày. Đặc biệt, hiện nay nhiều gia đình nuôi trâu, bò nhốt, nên việc cân đối nguồn thức ăn, bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng là rất quan trọng để vật nuôi phát triển khỏe mạnh, tăng trọng tốt. Ngành chuyên môn khuyến cáo, các hộ chăn nuôi nên thực hiện các biện pháp chế biến thức ăn như cỏ ủ chua, rơm ủ urê; chuẩn bị thức ăn tinh, khoáng, Vitamin để cung cấp đủ cho gia súc.
Đối với cỏ, ngô sinh khối, việc ủ chua thức ăn thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 dương lịch. Sau khi ủ lên men, thức ăn bảo quản được từ 3-4 tháng. Đây sẽ là nguồn thức ăn bổ sung rất quan trọng, đảm bảo chống rét cho trâu bò trong mùa đông. Còn đối với rơm, chỉ cần được ủ một lần (trong 1 - 3 tuần) trước khi cho trâu bò ăn và dự trữ được trong thời gian dài. Khi ủ rơm tươi với urê giúp tăng giá trị dinh dưỡng của rơm. Rơm qua  ủ so với rơm không ủ, hàm lượng đạm sẽ tăng lên khoảng 50%, tỷ lệ tiêu hóa tăng khoảng 30%. Trâu, bò ăn rơm ủ urê kết hợp với hình thức nuôi bằng chăn thả sẽ không gầy yếu và đến mùa xuân thì cày kéo khoẻ, sinh sản tốt, đem lại lợi ích kinh tế giúp người dân tiết kiệm chi phí mua thức ăn chăn nuôi.  
h4 co tuoi la nguon thuc an quan trong cho trau bo
Cỏ tươi là nguồn thức ăn quan trọng cho trâu bò
Chủ động sớm trong công tác chuẩn bị thức ăn cho gia súc trước mùa đông sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì và phát triển tổng đàn gia súc, giảm tỷ lệ gia súc chết do đói, rét trong mùa đông, ổn định kinh tế cho người dân. Cùng với việc đảm bảo nguồn thức ăn, người chăn nuôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại, chú trọng tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc; tăng cường theo dõi đàn trâu, bò nhất là khi chuyển mùa, thời tiết lạnh, kịp thời phát hiện dịch bệnh nguy hiểm như: Tụ huyết trùng, lở mồm long móng để có biện pháp xử lý an toàn, hiệu quả.
Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập245
  • Hôm nay27,518
  • Tháng hiện tại685,587
  • Tổng lượt truy cập90,748,980
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây