Ảnh minh họa |
Dự án 4 đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc; Dự án 5 phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Dự án 6 bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
Dự án 7 chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh duỡng trẻ em; Dự án 8 thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; Dự án 9 đầu tư tạo sinh kế, phát triển kinh tế nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; Dự án 10 truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiếu số và miền núi.
Dự thảo nêu rõ, việc phân bổ vốn ngân sách Trung ương thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 dựa trên nguyên tắc sau: Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các bộ, ngành Trung ương và các cấp chính quyền địa phương.
Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Ưu tiên bố trí vốn cho vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, có đông đồng bào dân tộc thiểu số, các xã an toàn khu, xã biên giới thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng, miền trong cả nước.
Bảo đảm công khai, minh bạch trong việc phân bổ vốn kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt
Theo dự thảo, đối với nội dung hỗ trợ đất ở, đối tượng hộ dân tộc thiểu số nghèo (có vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số), hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, hộ gia đình bị bão lũ, thiên tai chưa có đất ở. Trong đó, ưu tiên cho các đối tượng: Hộ nghèo dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù; hộ nghèo dân tộc thiểu số; các hộ gia đình sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ dẫn tới không có đất ở; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn; chưa được hỗ trợ đất ở từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức khác.
Trường hợp đã được hỗ trợ đất ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ đất ở khác thì phải thuộc các đối tượng sau: Đất ở bị sạt lở, sụt lún hoặc có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người do thiên tai gây ra như bão, lũ, lụt, động đất, sạt lở đất, hỏa hoạn, nhưng chưa có nguồn vốn để sửa chữa, khôi phục lại.
Đối với nội dụng hỗ trợ nhà ở, theo dự thảo, đối tượng hỗ trợ là hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, hộ gia đình sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ chưa có nhà ở, hoặc nhà ở tạm dột nát.
Định mức hỗ trợ cho các đối tượng trên được đề xuất như sau: Theo định mức trong Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình được duyệt (80 triệu đồng/hộ, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ; ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 4 triệu đồng/hộ; vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội 25 triệu đồng/hộ, thời gian vay tối đa là 15 năm với mức lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo theo quy định hiện hành và hỗ trợ từ cộng đồng, doanh nghiệp, gia đình, dòng họ và các nguồn vốn khác tối thiểu 11 triệu đồng/hộ).
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã