Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, nông nghiệp Việt Nam đã tham gia rất sâu và trải dài 16 hiệp định thương mại tự do đã được kí kết với các đối tác liên quan như CPTPP, EVFTA và những hiệp định này đã có tín hiệu tích cực, các mặt hàng của VN đã và đang tận hưởng những ưu đãi thuế quan…
Tính đến thời điểm này, xuất khẩu nông sản đạt khoảng 20 tỷ USD, đây là tín hiệu lạc quan. Bằng những nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều Việt Nam đã chinh phục nhiều thị trường quốc tế. Vải thiều Bắc Giang, Hải Dương là vùng vải trọng điểm, thương hiệu quốc gia, mang tinh thần nông sản VN vươn ra thị trường thế giới.
Trong tháng 6 nhiều chuyến hàng qua đường hàng không, tàu thuỷ đã sang châu Âu đây là tín hiệu tốt khẳng định giá trị nông sản Việt Nam, mang tinh hoa của người nông dân vùng Bắc Giang, Hải Dương ra thế giới. Đây cũng là giá trị của các doanh nhân Việt Nam luôn khao khát mang sản phẩm của quốc gia điền lên bản đồ thế giới.
Ông Chung Trí Phong, Tổng Giám đốc Công ty CP Pacific Foods, cho biết, sau chuyến hàng khởi đầu thuận lợi đưa trái vải Thanh Hà (Hải Dương) cập cảng hàng không Cộng hoà Séc (Czech), Pacific Foods tiếp tục xuất khẩu lô vải thiều từ vùng nguyên liệu nổi tiếng Lục Ngạn tại Bắc Giang vào EU theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP.
Việc tiếp cận thành công thị trường cao cấp đã nâng vị thế của sản phẩm, mở ra cơ hội cho quả vải đến với thị trường mới. Pacific Foods đã mất 3 năm để tìm hiểu, đàm phán các thủ tục và điều kiện kỹ thuật cho việc xuất khẩu vải sang EU. Theo đó, hành trình để quả vải sang được tay người tiêu dùng châu Âu không hề đơn giản.
Ngay từ đầu vụ, vùng vải phục vụ sản xuất sang EU phải được các đối tác nhập khẩu kiểm tra hệ thống quản lí sản xuất và chấp nhận về phần mềm giám sát. Pacific Foods cũng liên kết với nhiều đối tác trong việc đầu tư máy móc để sơ chế, bảo quản trái vải, đảm bảo từ khi thu hoạch đến khi tới tay người tiêu dùng, nhờ vậy trái vải sẽ sớm được người tiêu dùng tại châu Âu ưa chuộng, đánh giá cao do chất lượng vượt trội, thơm ngon và an toàn.
Ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, năm 2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, huyện tập trung cao bảo đảm cho các vùng vải thiều "Sạch - không bị tác động của dịch bệnh Covid-19", như đưa cách ly tất cả các đối tượng F1 ra ngoài vùng vải thiều của huyện, lập các tổ chốt kiểm soát người, phương tiện vào vùng vải thiều tập trung, bảo đản quy định phòng dịch. Với quy trình từ chăm sóc, thu hoạch cho tới đóng gói nghiêm ngặt, tuân thủ phòng chống dịch, tỉnh Bắc Giang đã kiểm soát tốt vùng vải thiều an toàn, không Covid-19, được tiêu thụ đi mọi nơi và xuất khẩu nước ngoài.
Đặc biệt, quy trình chế biến vải thiều xuất khẩu đối với thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, EU... được các cơ sở đảm bảo một cách nghiêm túc từ thu mua, đóng gói cho tới vận chuyển. Ngoài những yêu cầu của đối tác như mọi năm, công tác khử khuẩn là điều không thể thiếu. Tất cả các lô vải thiều Bắc Giang dù tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu đều có giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh Covid-19, ông Thi cho biết thêm.
Trong ngày 15/6, huyện Lục Ngạn tiêu thụ 6.328 tấn vải thiều, luỹ kế 57.727,88 tấn, giá bán trong nước từ 12.000-28.000 đồng/kg, vải sản xuất theo tiêu chuẩn xuất Nhật giá tại vườn là 25.000-28.000 đồng/kg. Giá bán vải sấy khô từ 35.000-50.000 đồng/kg.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã