Cụ thể, là một trong bốn khách mời có mặt tại buổi Tọa đàm trực tuyến, ông Lê Mạnh Phong chia sẻ: Có thể nói hệ thống siêu thị BigC, GO! của chúng tôi có năng lực tiêu thụ nông sản lớn nhất hiện nay. Hàng tuần, hàng tháng, chúng tôi có nhiều chương trình kích cầu tiêu thụ nông sản, khuyến mãi lớn như lễ hội trái cây; cuối tuần đều gia tăng lượng hàng, bán mức giá hấp dẫn cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, năm nay BigC và GO! còn đẩy mạnh bán hàng trực tuyến, qua zalo, Tiki…
Ông Lê Mạnh Phong - Giám đốc điều hành chuỗi Big C và Go! miền Bắc - Tập đoàn Central Retail Việt Nam
Ông Phong hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đó là chúng ta cần dừng hai từ "giải cứu", tiến tới cách thức tiêu thụ mới, giúp người nông dân bán được hàng với giá trị cao hơn, cũng như người tiêu dùng cảm thấy hài lòng với sản phẩm mua được.
Vị đại diện một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất ở Việt Nam khẳng định: "Chúng tôi tham gia giúp bà con nông dân tiêu thụ nông sản ở nhiều góc độ, toàn quốc chứ không chỉ ở miền Bắc. Chúng tôi là người bán hàng và luôn mong muốn mang những sản phẩm chất lượng nhất đến phục vụ người tiêu dùng".
Tính đến thời điểm này, Central Retail đã đồng hành cùng rất nhiều tỉnh, thành tổ chức thành công hàng chục tuần hàng nông sản, tuần hàng OCOP tại Big C Hạ Long, Big C Hà Nội và Big C Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, đã có nhiều sản phẩm OCOP, nhiều loại nông sản đặc sản được đưa vào quảng bá, giới thiệu, kinh doanh trong hệ thống Big C và GO!.
Hệ thống siêu thị Big C và Go! cam kết tiêu thụ hỗ trợ tỉnh Hải Dương khoảng 70 tấn nông sản trong vòng một tuần. Ảnh: CR.
Thống kê thực tế cho thấy, rất nhiều mặt hàng nông đặc sản sau các chương trình quảng bá, giới thiệu đã trở thành sản phẩm bán chạy và có doanh số cao nhất trong quầy hàng hệ thống siêu thị Big C như: Mỳ Chũ Bắc Giang, giò me xứ Nghệ, nước mắm Cái Rồng Quảng Ninh, lạp xưởng Cao Bằng, kẹo dừa Bến Tre, hạt điều Bình Phước,...
Bên cạnh đó, hàng nghìn tấn nông sản theo mùa vụ như vải thiều, nhãn lồng, sầu riêng, cam, bưởi, thanh long, cá sông Đà, cá hồi Sa Pa, cá tra, cá basa ĐBSCL… cũng đã được tiêu thụ thông qua các phiên chợ nông sản cuối tuần, tuần lễ trái cây gắn liền với đặc sản vùng miền do Big C phối hợp với các địa phương tổ chức định kỳ.
Đặc biệt, trong những năm qua, Central Retail đã không ngừng nỗ lực đồng hành cùng Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương cùng một số tỉnh, thành tổ chức hàng loạt chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại với mặt hàng nông sản tiêu thụ trong và ngoài nước.
Một trong những chương trình vô cùng ý nghĩa được các bộ, ngành, địa phương đánh giá rất cao của Central Retail đó là hỗ trợ mô hình nông nghiệp và thu mua nông sản trực tiếp từ các hộ nông dân và HTX với chiết khấu 0%.
Đây là một trong những chương trình chiến lược của Central Retail nhằm tạo điều kiện để các sản phẩm nông đặc sản Việt Nam chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng thông qua kênh phân phối bán lẻ thực phẩm của Central Retail.
Đặc biệt trăn trở về câu chuyện làm sao để nông sản ngon đến tay người tiêu dùng với mức giá hợp lý nhất, Giám đốc điều hành chuỗi Big C và Go! miền Bắc chia sẻ: "Nếu có những thông tin bất lợi về giá nông sản trên phương tiện truyền thông thì bản thân chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa ra chương trình bán hàng. Nếu đưa ra những thông tin không sát thực sẽ làm méo mó thị trường, hay nếu dùng chiêu bán hàng kiểu tình thương thì người ta sẽ chỉ mua 1-2 lần, còn nếu lựa chọn hướng đi đúng thì sẽ kích thích người tiêu dùng mua hàng thường xuyên chứ không phải mang tính chất giải cứu".
"Khi chúng tôi tham gia vào các chương trình hỗ trợ tiêu thụ nông sản, chúng tôi ghi nhận hệ thống siêu thị đều tăng doanh thu 2- 3 lần và không hề gặp phải các vấn đề phản ánh khiếu nại từ người tiêu dùng về chất lượng. Chúng tôi rất hài lòng, khi được người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình. Qua đó chúng tôi nhận thấy nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tăng lên rõ rệt. Các mặt hàng nông sản trưng bày đẹp hơn, chất lượng cao hơn, lượng cầu cũng tăng lên trong hệ thống BigC và GO!", ông Phong nói thêm.
Thực tế cho thấy, BigC đã tham gia làm việc với nhiều HTX. Chúng tôi nhận thấy 4-5 năm trở lại đây, các HTX, nông dân rất năng động. Nếu trước đây, chúng tôi yêu cầu họ tuân theo quy trình VietGAP rất khó, thì nay họ sẵn sàng đáp ứng, tuân thủ. Họ không chỉ thay đổi, nâng cao trình độ sản xuất mà ngay cả ở khâu thị trường, HTX cũng rất chủ động đi tìm xe vận chuyển, tìm kho chứa nông sản để hỗ trợ khâu thu mua, bán hàng.
"Những sản phẩm đã được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, OCOP 4 sao, 5 sao thì chúng tôi rất sẵn sàng bắt tay, thậm chí tìm về tận nơi để đưa vào siêu thị, vì chúng tôi cũng cần tạo ra giá trị cho khách hàng, đảm bảo mối quan hệ kinh tế thị trường"
Ông Lê Mạnh Phong - Giám đốc điều hành chuỗi Big C và Go! miền Bắc - Tập đoàn Central Retail Việt Nam
https://danviet.vn/lanh-dao-dai-sieu-thi-lon-o-viet-nam-khang-dinh-chung-toi-co-nang-luc-tieu-thu-nong-san-lon-nhat-hien-nay-20210616170943984.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố