Học tập đạo đức HCM

6 điều quan trọng về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp

Thứ tư - 03/02/2021 04:31
Việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp có rất nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên những quy định về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp không phải ai cũng nắm rõ.

1. Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp là gì?

Hạn mức đất có thể hiểu là diện tích đất tối đa mà hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng trên cơ sở đất được Nhà nước giao sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp. Diện tích này được xác định theo từng loại đất nông nghiệp cho từng vùng, từng địa phương khác nhau.

2. Hạn mức sử dụng hình thành từ những nguồn nào?

Theo Điều 15 Luật Đất đai 2013, hạn mức sử dụng đất nông nghiệp bao gồm hạn mức giao đất nông nghiệp và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp. Như vậy, hạn mức sử dụng đất nông nghiệp khác với hạn mức giao đất nông nghiệp của Nhà nước và được hình thành từ 02 nguồn sau:
Tiêu chí Hạn mức giao đất Hạn mức nhận chuyển quyền
Cơ sở pháp lý Điều 129 Luật Đất đai 2013 Điều 130 Luật Đất đai 2013
Khái niệm Diện tích tối đa được phép sử dụng do Nhà Nước giao Diện tích tối đa được nhận chuyển quyền từ chủ thể khác
Nhận quyền sử dụng đất  từ Nhà nước Chủ thể khác, không phải Nhà nước
Hình thức Được giao đất Thông qua các giao dịch như chuyển nhượng, nhận tặng cho, thừa kế,…
Hạn mức Nhỏ hơn Lớn hơn
Nghĩa vụ tài chính khi chuyển quyền sử dụng đất Có, trừ trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất

 

6 điều quan trọng về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp - Ảnh 2.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp có rất nhiều ý nghĩa.
 
 
 
 
 3. Hạn mức sử dụng đất hiện nay
Đối với hạn mức giao đất:
Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
   + Các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long: Không quá 03 ha;
   + Các tỉnh còn lại: Không quá 02 ha.
Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm:
  + Đồng bằng (xã): không quá 10 ha;
  + Trung du,miền núi: không quá 30 ha.
Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất: không quá 30 ha.
- Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất:
ADVERTISING
 
Video Player is loading.
 
 
 
Advertisement: 3:12
 
 
 
 
 
 
X
Theo Điều 130 Luật Đất đai 2013, đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất thì diện tích được phép nhận để sử dụng không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013 (các trường hợp nêu ở trên).

4. Chi tiết hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 130 Luật Đất đai 2013 thì Hạn mức đặt ra đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất.
Căn cứ Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP: Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được áp dụng đối với các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:
Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối
– Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
– Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.
Đất trồng cây lâu năm
– Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
– Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Đất rừng sản xuất là rừng trồng
– Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
– Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Chú ý:
– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) bằng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất. – Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đó được xác định theo từng loại đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
– Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều này mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 thì phần diện tích đất vượt hạn mức được tiếp tục sử dụng như đối với trường hợp đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền.
– Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều này mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất và chỉ phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước đối với phần diện tích vượt hạn mức nhận chuyển quyền.

5. Trường hợp vượt quá hạn mức sử dụng đất thì sẽ như thế nào?

Đối với trường hợp vượt quá hạn mức sử dụng đất, người sử dụng đất vẫn được tiếp tục sử dụng phần vượt này, nhưng thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6, Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Đã đăng ký chuyển quyền trước 01/ 7/2007, thì phần diện tích đất vượt hạn mức được tiếp tục sử dụng như đối phần đất trong hạn mức;
- Đăng ký chuyển quyền từ 01/7/2007 đến 01/7/2014 thì phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước đối với phần vượt hạn mức.

6. Ý nghĩa của việc quy định hạn mức sử dụng đất

Việc quy định hạn mức sử dụng đất được có những ý nghĩa sau: Đảm bảo mỗi người nông dân đều có thể tiếp cận đất đai, hạn chế trường hợp "tích tụ" ruộng đất; Thúc đẩy sản xuất ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa; Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người nông dân.

An Vũ (t/h)/Danviet.vn
https://danviet.vn/6-dieu-quan-trong-ve-han-muc-su-dung-dat-nong-nghiep-20210130211204794.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại912,338
  • Tổng lượt truy cập90,975,731
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây