Học tập đạo đức HCM

Cảnh giác nguy cơ bùng phát sâu bệnh dịp tết

Thứ tư - 03/02/2021 21:21
Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu trên cả nước dự báo sẽ rất thuận lợi bùng phát các loại sâu bệnh hại lúa, nhất là nguy cơ đạo ôn cổ bông ở ĐBSL.

Theo ông Nguyễn Qúy Dương, Phó cục trưởng Cục BVTV, hiện nay, lúa trà chính vụ đông xuân 2020 – 2021 vùng ĐBSCL đang sinh trưởng phát triển tốt, chưa phát sinh các dịch hại đáng ngại.

Tuy nhiên theo dự báo, thời tiết dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 sẽ có nhiều diễn biến bất thường so với các năm. Khu vực các tỉnh miền Bắc, nền nhiệt độ có xu hướng ấm hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 10C, vùng ĐBSH có mưa nhỏ, mưa phùn, sương mù vào buổi sáng…

Nguy cơ đạo ôn cổ bông vùng ĐBSCL

Đối với các tỉnh ĐBSCL và Duyên Hải Nam Trung Bộ thời tiết lạnh về đêm và sương mù vào sáng sớm tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn hại lúa phát sinh, phát triển và có khả năng gây thiệt hại trên diện rộng, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông.

Ngoài ra, các tỉnh ĐBSCL sẽ có đợt rầy cám nở trên lúa đông xuân ngay trong dịp tết Nguyên đán. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, rầy lưng trắng và rầy nâu tiếp tục tích lũy tăng về số lượng và diện tích…

Do vậy, cần tập trung theo dõi, phát hiện và chỉ đạo phòng trừ bệnh đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng và sâu năn hại lúa; lấy mẫu rầy di trú giám định virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá để chủ động chỉ đạo phòng chống kịp thời.

Hiện lúa đông xuân ĐBSCL đang trỗ, chưa xuất hiện các sâu bệnh hại nghiêm trọng. Tuy nhiên cần hết sức cảnh giác với nguy cơ bệnh đạo ôn cổ bông. Ảnh: MĐ

Hiện lúa đông xuân ĐBSCL đang trỗ, chưa xuất hiện các sâu bệnh hại nghiêm trọng. Tuy nhiên cần hết sức cảnh giác với nguy cơ bệnh đạo ôn cổ bông. Ảnh: 

Ông Nguyễn Qúy Dương nhấn mạnh thêm: Với diễn biến thời tiết hiện nay, sau tiết Lập xuân (3/2), nền nhiệt độ của cả nước nhìn chung sẽ ấm lên. Vì vậy, vùng ĐBSCL cần lưu ý hai đối tượng sâu bệnh hại chính thường có nguy cơ cao ở cuối vụ đông xuân, đó là đạo ôn (đặc biệt là đạo ôn cổ bông) và rầy.

Theo tổng hợp của các địa phương, dự kiến lúa đông xuân vùng ĐBSCL sẽ có khoảng 500.000 ha trỗ trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu (trước và sau tết). Giai doạn này chính là giai đoạn mẫn cảm nhất đối với đạo ôn cổ bông.

Đạo ôn cổ bông ở ĐBSCL có cùng điều kiện dễ bùng phát như ở phía Bắc, đó là nền nhiệt độ xoay quanh 23- 28 độ C, độ ẩm cao. Đây là nền nhiệt độ, thời tiết có nguy cơ cao để bùng phát bệnh đạo ôn tại các tỉnh phía Nam thời gian tới.

Bên cạnh đó, hiện nay, tỉ lệ các giống lúa thơm tại các tỉnh ĐBSCL đã tăng lên rất cao trong cơ cấu diện tích (nhiều tỉnh chiếm tới 80%). Điều này sẽ khiến nguy cơ dễ bị nhiễm bệnh đạo ôn, nhất là đạo ôn cổ bông hơn so với trước đây.

Vì vậy, các địa phương ĐBSCL cần bám sát, theo dõi chặt diễn biến thời tiết, tình hình đồng ruộng để kịp thời phun phòng trừ.

Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ cũng cần hết sức đề phòng nguy cơ bệnh đạo ôn thời gian tới. Ảnh: TL

Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ cũng cần hết sức đề phòng nguy cơ bệnh đạo ôn thời gian tới. Ảnh: TL

Vừa qua, Cục BVTV cũng đã có văn bản đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL trong dịp Tết Tân Sửu, cần đặc biệt lưu ý bám sát, theo dõi sát tình hình đạo ôn cổ bông.

Hiện nay, các tỉnh ĐBSCL cũng đã rất có kinh nghiệm trong công tác phun phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông bằng giải pháp phun kép. Theo đó, khi lúa trỗ thấp thoi khoảng 5%, nếu kiểm tra có vết bệnh với tỉ lệ từ 5% trở lên sẽ phải chỉ đạo phun trừ. Sau khoảng 1 tuần phun lần một, các diện tích lúa trỗ thêm lên tỉ lệ 80% thì phun tiếp một lần 2. Việc phun kép này sẽ hoàn toàn giúp yên tâm với nguy cơ của bệnh đạo ôn cổ bông.

Tại Duyên hải Nam Trung Bộ, tỉnh Bình Định có khoảng xấp xỉ 10.000 ha lúa đông xuân chuẩn bị trỗ (tương tự thời vụ ĐBSCL), thời tiết dự báo sẽ âm u, lạnh về đêm và sáng, có sương mù…, vì vậy có nguy cơ rất cao xuất hiện bệnh đạo ôn cổ bông thời gian tới.

Phân công cán bộ trực tết

Để bảo vệ tốt sản xuất trồng trọt vụ đông xuân 2020 – 2021, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán, Cục BVTV vừa có văn bản đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh/thành phố chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV/Chi cục BVTV và các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện bố trí lãnh đạo và cán bộ chuyên môn trực và giải quyết những nội dung liên quan đến chuyên môn trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.

Phân công cán bộ kỹ thuật phối hợp chặt chẽ với các địa phương kiểm tra đồng ruộng, nắm chắc diễn biến tình hình sinh vật gây hại trên đồng ruộng; tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo phòng chống kịp thời nơi có diện tích nhiễm cao. Đặc biệt quan tâm đến một số đối tượng sinh vật gây hại có khả năng bùng phát thành dịch trong thời gian trước, trong và sau tết tại từng vùng.

Cục BVTV đề nghị các tỉnh công cán bộ trực tết, kiểm tra đồng ruộng, nắm chắc diễn biến tình hình sinh vật gây hại. Ảnh: Thanh Nga

Cục BVTV đề nghị các tỉnh công cán bộ trực tết, kiểm tra đồng ruộng, nắm chắc diễn biến tình hình sinh vật gây hại. Ảnh: Thanh Nga

Các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây nguyên, cần đặc biệt lưu ý các đối tượng có khả năng phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện mưa trái vụ, độ ẩm cao hay xảy ra trong tháng 2/2020 như: Bọ xít muỗi và bệnh thán thư hại điều; bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm hại hồ tiêu; bọ xít muỗi, bệnh khô cành hại cà phê; bệnh nứt thân, xì mủ hại cây sầu riêng; bệnh khảm lá hại sắn (lưu giai đoạn xuống giống - mọc mầm); sâu keo mùa thu hại ngô (lưu ý trà ngô 3 - 9 lá)…

Đối với các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, triển khai đồng loạt các biện pháp diệt chuột trong thời gian đổ ải, làm đất vụ đông xuân. Chủ động các biện pháp kỹ thuật phòng chống rét cho mạ.

Đồng thời, thực hiện tốt công tác quản lý rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen trên mạ và lúa mới gieo cấy theo quy trình kỹ thuật Cục BVTV đã ban hành. Duy trì lấy mẫu rầy lưng trắng giám định virus gây bệnh lùn sọc đen để chủ động các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả.

Bên cạnh bệnh đạo ôn cổ bông, Cục BVTV cũng lưu ý các địa phương ĐBSCL chủ động giám sát, theo dõi để có biện pháp phòng trừ sớm đối với một số đối tượng sâu bệnh hại khác trong vụ đông xuân, trong đó có sâu năn hại lúa.

Đây là sâu hại dễ bùng phát khi có mưa trái mùa, đã từng bùng phát 3 năm trước ở Kiên Giang và An Giang. Hiện nay, Cục BVTV đã có quy trình phòng trừ hiệu quả sâu năn.

LÊ BỀN - TRUNG QUÂN/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập91
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại911,569
  • Tổng lượt truy cập90,974,962
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây