Rau thơm và các loại rau thảo mộc là thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt. Nhiều loại rau thơm rất dễ trồng, có thể tươi xanh quanh năm dù ở trong vườn, ban công hay thậm chí là trong góc bếp. Cùng tham khảo 8 loại rau thơm trồng ngay được trong bếp nhà bạn, vừa an toàn, tiết kiệm, lại khiến căn bếp xanh tươi đầy sức sống.
1. Cây rau mùi ta (Rau ngò)
Rau mùi là một trong những loại rau thơm sử dụng trong rất nhiều món ăn mà cách trồng cũng không hề khó chút nào. Bạn chỉ cần chuẩn bị chậu nhỏ, mua hạt giống về giã nhẹ cho phần vỏ tách ra, sau đó gieo hạt theo hàng, quan trọng nhất là phải thường xuyên cho cây “uống nước”.
Cây rau mùi sau 2-3 tuần trồng là bạn có thể thu hoạch ăn kèm với các món ăn như bánh mỳ, dùng trong món salad, ăn rau sống hoặc làm gia vị cho bát canh.
2. Cây rau thì là
Nhà hay nấu canh cá hoặc chế biến các món ăn từ cá mà không có rau thì là sẽ là một sai lầm đấy! Một lưu ý nhỏ khi trồng thì là đó là cây rất ưa ánh sáng mặt trời, càng nhiều ánh sáng cây càng lớn nhanh. Trồng thì là thường chỉ sau một tháng là có thể thu hoạch được với điều kiện tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm cho cây.
3. Cây mùi tây
Trước khi trồng mùi tây trong đất, bạn nên ngâm hạt giống trong cốc nước một ngày, đặc biệt khi gieo hạt, nên đào đất để gieo hạt xuống sâu hơn các loại rau khác. Rau mùi tây không kén trồng, chúng có thể phát triển kể cả trong điều kiện ánh sáng kém, chỉ cần bạn thường xuyên tưới nước cho cây. Cho tới khi cây bắt đầu phát triển nhiều lá thì đặt cây ra nơi có nhiều ánh sáng hơn.
Cách trồng vừa tiết kiệm, vừa dễ dàng mà bạn lại có mùi tây xanh sạch ăn quanh năm phải không nào?
4. Cây hương thảo
Cây hương thảo tuy là một loại thảo mộc hữu ích, tuy chưa được trồng phổ biến ở Việt Nam nhưng cách trồng và chăm sóc lại vô cùng đơn giản. Hương thảo rất phù hợp trồng trong nhà, đặc biệt là khu vực bếp có nhiều mùi thức ăn cần được thanh lọc bởi hương thảo mộc của cây.
Gieo hạt giống hương thảo xuống độ sâu đất khoảng 10-15cm, đặt cây ở vị trí mát mẻ, có bóng râm mát hoặc nơi có độ ẩm là phù hợp, nếu đặt ở chỗ nắng nóng thì lá sẽ bị cháy, dễ chết.
5. Cây xả (tía tô đất)
Tía tô đất có thể được trồng từ một nhánh cây nhỏ với điều kiện ngâm cành cây vào cốc nước sao cho nước ngập ¾ cây, để tới khi cây mọc rễ mới thì chuyển sang trồng trong đất. Bạn nên gieo tía tô đất theo hàng, chỉ cần tưới nước cho cây 3 lần/một tuần là đủ.
6. Húng bạc hà (húng lũi)
Nếu bạn muốn tìm một loại cây trồng trong nhà, nơi có không gian hẹp và thu hoạch thường xuyên thì không có “ứng cử viên” nào xuất sắc hơn húng bạc hà. Húng bạc hà phát triển rất nhanh, trong mọi môi trường mà lại rất hay được người Việt Nam sử dụng ăn kèm với nhiều món ăn.
Chọn những cành húng già nhất có rễ nhỏ trổ ra và mang trồng trong chậu nhỏ, không cần môi trường quá nhiều ánh sáng nhưng bạn nên nhớ tưới nước cho cây thường xuyên.
7. Cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương có nguồn gốc từ Châu Âu nhưng cho đến nay được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, dược liệu và trang trí ở khắp mọi nơi. Bạn sẽ cần một chiếc chậu nhỏ cao khoảng 15cm, gieo hạt giống trong đất ẩm và phủ lên trên một lớp đất khô nữa.
Không giống như rau mùi hay cây cần tây, cỏ xạ hương không quá ưa nước nên cần tưới vừa phải.
8. Húng quế (húng chó)
Rau húng quế có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ con người như giảm đau đầu, tốt cho tiêu hóa, kháng khuẩn, lại hợp ăn kèm với nhiều món ăn. Trồng húng quế bằng cách mua hạt về gieo đơn giản và tiện lợi hơn phương pháp giâm cành, nhất là khi bạn có ý định trồng ngay trong căn bếp của mình.
Cây ưa ánh sáng nên cần để những nơi như cửa sổ,…càng tiếp xúc với ánh sáng nhiều cây càng thơm và nhanh phát triển.
Theo Ngọc Quỳnh/ Dân Việt
https://danviet.vn/8-loai-rau-thom-chi-trong-trong-goc-bep-cung-lon-nhanh-nhu-thoi-20200714132431258.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã