Bắt tay vào công việc trên 10 năm, những chiếc máy do ông Dũng sáng chế đều gắn với nhu cầu phục vụ SX thực tiễn tại địa phương. Điển hình như máy đánh rãnh thoát nước, được ông Dũng mày mò sáng chế cách nay khoảng 10 năm, có thể thay thế hàng chục lao động, đánh rãnh thoát nước được 2ha đất/ngày để canh tác cây mè đen.
Ông Nguyễn Văn Dũng điều khiển máy đánh rãnh thoát nước
Hiện, máy đánh rãnh thoát nước không chỉ được ND địa phương ứng dụng hiệu quả trong việc canh tác rau màu, mà còn được ND các nơi tìm đến đặt hàng mang về sử dụng.
Nhâm nhi tách trà, hướng mắt về những chiếc máy do mình chế tạo ra, ông Dũng chia sẻ: “Lúc mới bắt đầu chế tạo máy tôi gặp không ít khó khăn, bởi ý tưởng nảy sinh trong đầu và khi bắt tay vào làm thực tế không dễ, phải tháo ra lắp lại, chỉnh sửa không biết bao nhiêu lần. Tôi rất hiểu những cái khổ, cái khó của ND, tôi nghĩ khi chế tạo thành công những chiếc máy sẽ giúp ích rất nhiều cho việc SX, vì vậy dù khó khăn tôi quyết tâm không bỏ cuộc. Đúng như ông bà ta nói “Có công mài sắt có ngày nên kim”, cuối cùng tôi đã thu về kết quả xứng đáng”.
Đối với ông Dũng, không gì hạnh phúc hơn việc làm ra được những chiếc máy giúp tiết kiệm sức lao động, giảm chi phí, góp phần áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào SX. Đó chính là động lực tạo nên niềm đam mê sáng tạo và thôi thúc ông sáng chế thêm nhiều chiếc máy phù hợp với từng loại cây trồng khác nhau. |
Đối với việc canh tác cây đậu bắp thì có máy bắt rầy xanh, máy cắt cây đậu bắp. Còn canh tác rau, màu thì có máy tưới nước di động “3 trong 1”, xe phun thuốc bảo vệ thực vật, máy sạ phân. Khi thấy ND trồng lúa phải “đau đầu” về nạn lúa cỏ, lúa tạp trong những vụ canh tác, ông Dũng nghiên cứu, sáng chế thành công chiếc máy hút lúa rụng trên ruộng.
Chiếc máy được thiết kế to gần bằng máy suốt lúa, bên trong có lắp các bộ phận: vòi hút, giần sàng, giàn tách hạt lúa, tách tạp chất… Khi vận hành, lưỡi cắt dưới gầm hạ xuống cắt gốc rạ, vòi hút ở đuôi máy chuyển động qua lại để hút những hạt lúa rơi từ mặt đất lên máy, đi qua hệ thống sàng những hạt lúa to, chắc sẽ được tách riêng đổ vào thùng chứa để thu hồi lại, tránh thất thoát lúa và trừ được nạn lúa cỏ, lúa lẫn tạp trong những vụ canh tác sau.
Không dừng ở việc chế tạo máy phục vụ SXNN, từ nhu cầu thực tế trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, ông Dũng còn sáng chế xe chữa cháy mi-ni di động thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, đáp ứng nhu cầu phun nước chữa cháy ban đầu để chờ xe chữa cháy chuyên dụng.
Mới đây, ông Dũng còn chế tạo thành công máy hút rác nhỏ gọn thích hợp thu gom rác ở sân trường, cụm dân cư hay các khu chợ nhỏ. Máy di chuyển, hút, thổi nhờ vào động cơ xăng 10 mã lực, mỗi giờ có thể hốt rác trong phạm vi 1.500m2, chỉ tốn khoảng 1 lít xăng. Các loại rác như: lá cây, bọc ny-lon, chai nhựa, giấy… đều được hút vào thùng chứa có dung tích 0,7m3.
Hơn 10 năm làm “kỹ sư chân đất”, từ những sáng chế của mình, ông Dũng đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích “Tiêu biểu trong công tác xây dựng Hội và phong trào ND giai đoạn 2010-2015, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Ông Dũng là 1 trong 17 cá nhân tiêu biểu của cả nước được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vinh danh tại lễ “Tôn vinh hợp tác xã, tổ hợp tác tiêu biểu và ND có sáng chế, sáng kiến năm 2016”. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã