Học tập đạo đức HCM

Bí quyết trồng cam canh ngọt, mọng nước của Lâm Đồng

Thứ tư - 20/06/2018 11:21
Cam canh Lâm Đồng ngọt, thơm nhờ bón thêm ngô, đậu tương, kết hợp sử dụng bẫy từ hương nhu, bình bát phòng ruồi vàng đục quả.
 

polyad

Cam đường là đặc sản làng Canh, được trồng nhiều tại một số tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, nông dân Lâm Đồng đã trồng thành công loại quả này, tạo thêm nguồn cung cho các tỉnh phía Nam. Huyện Lâm Hà, Lâm Đồng hiện có khoảng 20 ha cam canh. 

polyad

Trong đó, hợp tác xã Trái cây Bốn mùa, xã Đan Phượng là một trong những đơn vị đang trồng và cung cấp nhiều loại trái cây đạt tiêu chuẩn VietGap, bao gồm cả cam canh. Cây cam Lâm Hà lấy giống từ vùng Văn Giang, Hưng Yên, rồi ghép trên gốc bưởi, tận dụng bộ rễ khỏe của cây này để sinh trưởng tốt.

polyad

Trước khi trồng, nông dân bón vôi và phân chuồng hoại mục, ủ trong khoảng 3-4 tháng. Sau đó, cây được bón thêm ngô, đậu tương đã qua xử lý nấm OM, Tricoderma và kết hợp thêm phân cá ủ 4-5 tháng, để giúp quả ngọt, vỏ bóng đẹp. Để phòng các bệnh thường gặp trên cây cam như nhện đỏ, sâu vẽ bùa… nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, cho đến khi cây bắt đầu cho quả thì dừng. Thay vào đó, bẫy sinh học chế từ hương nhu, bình bát trên mỗi cây được thay liên tục để thu hút ruồi vàng, hạn chế ruồi đục quả. 

 
polyad

Hệ thống tưới được thiết kế ngay trong vườn, nông dân sử dụng nước giếng khoan qua hồ lọc, bể tưới rồi mới đến từng gốc cây.


polyad

Vùng trồng cam tập trung trên các trên đồi đất bazan, nơi có nguồn nước sạch, không khí trong lành nhờ cách xa các nhà máy, khu công nghiệp, đông dân cư. Sau khoảng 4 năm trồng, cây bắt đầu bói quả. Tại Lâm Đồng, cam cho thu hoạch 2 vụ trong năm.


Theo VnExpress

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập284
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm281
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại825,048
  • Tổng lượt truy cập90,888,441
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây