Đây là chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước theo chương trình của Bộ NNPTNT vào tháng 6.2017, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Chủ trương này nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Trọng tâm của chương trình là phát triển các SP nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị; do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Hiện các tỉnh ĐBSCL khá hào hứng với chương trình này, nhưng đa phần đang vấp phải nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ví dụ khảo sát tại tỉnh Đồng Tháp có 61 SP thế mạnh (chủ yếu là SP truyền thống hoặc được cải tiến từ SP truyền thống), chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu trong tỉnh, tiêu thụ tại địa phương hoặc ngoài tỉnh, hay xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia... Từ hiện trạng này Đồng Tháp xúc tiến triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một SP” có một số thuận lợi, như: Các chủ thể sản xuất có kinh nghiệm lâu năm; SP có tính đặc trưng được thị trường chấp nhận; có nhiều điểm du lịch để phát triển các SP nông nghiệp phục vụ khách du lịch... Trên cơ sở đó, giai đoạn 2018 - 2020, Đồng Tháp định hướng đầu tư phát triển 18 SP chủ lực thuộc các lĩnh vực đồ uống, lưu niệm - nội thất, du lịch nông thôn. Mười năm sau, tiếp tục đầu tư, phát triển các SP chủ lực của giai đoạn trước, đồng thời đầu tư phát triển thêm 14 SP có tiềm năng.
Ấy nhưng, để thực hiện thành công chương trình này Đồng Tháp phải có các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất. Trong thực tế cho thấy, công nghệ sản xuất của các chủ thể sản xuất còn lạc hậu, nhỏ lẻ, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng SP, khiến thị trường tiêu thụ hẹp, hiệu quả chưa cao. Đã vậy, có đến gần 42% chủ thể không có định hướng phát triển sản xuất, được chăng hay chớ, do thiếu vốn đầu tư và nguồn lao động... Đó không chỉ trong phạm vi hẹp của một tỉnh mà là tình hình chung của cả khu vực. Vì vậy để một chủ trương lớn đi vào thực tế cuộc sống, điều trước tiên cần phải có khảo sát thấu đáo và tập trung vào những SP có thế mạnh, có khả năng làm thành công để từ đó tạo ra sự lan tỏa.
Tác giả bài viết: LÊ NHƯ GIANG
Nguồn tin: laodong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố