Nghĩ là làm, nhưng câu chuyện làm giàu của chị lại không hề đơn giản như kế hoạch chị vạch ra. Thất bại nối tiếp thất bại, gần chục trại nấm của chị cứ nhú lên lại chết, nhú lên lại chết. Chia sẻ với chúng tôi, chị Dơn kể lai: “Ngày đó thất bại suốt, nấm cứ nhú lên chút lại chết, có cả mấy nghìn bịch không lên ấy. Tôi nản lắm, định không làm nữa nhưng bỏ không được. Nói thật thì cũng nhờ những lần thất bại lần đó tôi mới có kinh nghiệm để phát triển rộng các trại nấm như bây giờ đấy...”.
Hiện tại, các trại nấm của chị Dơn có gần như đầy đủ các loại nấm từ nấm rơm, nấm mèo, nấm linh chi, nấm bào ngư... “Trước đây, tôi cũng trồng ồ ạt vậy đấy nhưng sau khi nấm cứ thế chết la liệt nên mình cũng rút kinh nghiệm luôn. Mùa nào nấm đấy, không thúc ép vì điều kiện để cây nấm có thể phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết”, chị Dơn chia sẻ.
Cũng theo chị Dơn, nếu trồng nấm rơm và nấm mèo phải chuẩn bị đồng hồ đo nhiệt để nắm rõ được nhiệt độ trong trại. Vì nấm rơm lạnh quá hay nóng quá nấm sẽ không phát triển và chết rất nhanh, còn nấm mèo nóng quá sẽ bị bệnh trứng cá nên phải điều hòa nhiệt độ trong trại phù hợp. Đối với nấm bào ngư, phải lưu ý đến giống và nguyên liệu phải sạch. Vì như vậy khi hấp thanh trùng mới loại bỏ được hết mầm bệnh, nấm sẽ phát triển nhanh hơn.
Không chỉ kiên trì, chịu khó mà chị Dơn còn khá mạo hiểm. Vào mùa lạnh vì biết nhiều người sẽ không trồng được nấm rơm, khi đó giá thành sẽ cao hơn nên chị đầu tư rất nhiều vào nấm rơm. Khi làm nấm chị đều tận dụng những phế phẩm của nông nghiệp như: Cây mì, cao su, muồng, rơm, cùi bắp...Mùa nào thứ ấy, chị lấy những phế phẩm này về xay ra lấy mùn ủ với nước vôi từ 5 đến 7 ngày, sau đó đảo lên trộn với bột gạo, bột bắp và bánh ép dầu để bổ sung chất dinh dưỡng cho nấm. Tận dụng những nguyên liệu này, nấm sẽ dễ hấp thu hơn, sạch an toàn và phát triển tốt, ít sâu bệnh.
Nhờ kiên trì và mạo hiểm đến nay chị Dơn đã thu về hơn 500 triệu mỗi năm. Chia sẻ với chúng tôi, chị Dơn cho biết: “Sau 5 năm trồng nấm, tôi đã có khá nhiều kinh nghiệm, hiện tại các loại nấm phát triển khá nhanh, không bị chết nữa. Theo tôi để có được trại nấm phát triển cần phải tuân thủ các quy tắc như: Nguyên liệu từ các phế phẩm như cây mì, rơm, cùi bắp phải được khử trùng thật sạch, không bị mốc. Sau đó là giống phải thật sạch, không nhiễm bệnh nếu không khi cấy vào sẽ lây lan bệnh rất nhanh cho các cây khác. Và điều kiện cần nữa là hấp thanh trùng kỹ, đun đều lửa, bỏ vôi cân bằng...”.
Mùa nào nấm ấy, lúc nào chị Dơn cũng có nấm để thu hoạch
Dù tuổi tác còn khá trẻ, nhưng người phụ nữ này đã có hướng theo nông nghiệp hữu cơ, tận dụng nhưng phế phẩm nông nghiệp để có được những sản phẩm sạch ra thị trường. “Hiện tại, tôi đang lấy quả bông thay rơm làm nguyên liệu để mở rộng các trại nấm. Sắp tới tôi đang có dự định sẽ thiết kế làm theo mô hình nhà kính để trồng nấm và rau, củ, quả để mở rộng cửa hàng rau sạch...”, chị Dơn cho hay.
Theo Trần Hiền/ Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã