Đặc biệt, trong khi thị trường lúa gạo đang hút hàng, có giá nên lúa mới vừa xuống giống đã có thương lái tới đặt cọc 1 triệu đồng/ha, cao gấp đôi so mức tiền cọc thông thường của các vụ lúa trước đây; đồng thời đặt giá sàn bao tiêu. Mức cao nhất là lúa Jasmine thu mua trên 6.000 đ/kg, lúa OM5451 bao tiêu 5.800 đ/kg, lúa IR50404 bao tiêu khoảng 5.400-5.500 đ/kg.
Một chủ DN kinh doanh lúa gạo tại Cần Thơ nói: Từ nhiều vụ lúa ĐX trước đây từng đặt cọc với nông dân SX và thu mua theo thời giá thị trường vào lúc thu hoạch khoảng 1.000 ha/vụ. Tuy nhiên vụ ĐX năm nay DN chậm chân vì cạnh tranh không bằng thương lái. Hơn nữa đối với các DN từng liên kết SX trên cánh đồng lớn (CĐL) đã ký kết từ đầu vụ lúa TĐ 2017.
Hiện nay TP Cần Thơ có vùng SX lúa trên 82.000 ha/vụ. Năm 2016 thành phố SX lúa trên CĐL bình quân 18.300 ha/vụ, với 30 DN tham gia liên kết tiêu thụ. Mới đây, TP Cần Thơ vừa thông qua kế hoạch đến năm 2020 hình thành vùng SX lúa CĐL 30.000 ha với hơn 20.000 hộ nông dân tham gia và đến năm 2025 mở rộng quy mô CĐL 40.000 ha/vụ, với 37.000 hộ nông dân tham gia SX.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố