Theo báo Dân Việt, năm 2013, ông Nguyễn Văn Tân là một trong những xã viên đầu tiên trong HTX tham gia mô hình trồng chôm chôm VietGAP ở Sơn Định. Ông Tân phấn khởi nói: Cái lợi nhất trong việc sản xuát trái cây VietGAP là ứng dụng quy trình sản xuất sạch, ít sử dụng thuốc BVTV, sản phẩm đảm bảo đủ điều kiện ATVSTP, dễ dàng truy xuất nguồn gốc.
Theo đó, trồng chôm chôm VietGAP đã đem lại ngay cho nhà vườn thành quả: Sản lượng chôm chôm bình quân đạt khoảng 25 tấn trên một ha, tăng 20% so với kiểu canh tác truyền thống. Ngoài ra, trồng theo VietGAP, chất lượng và giá trị của sản phẩm cũng tăng lên, các doanh nghiệp thu mua chôm chôm đều cam kết trả giá cao hơn 10% so với thị trường.
Ông Trần Văn Lợt – Giám đốc HTX Chôm chôm Sơn Định cho biết: Xuất phát từ trăn trở của những người nông dân Sơn Định muốn nâng cao chất lượng của chôm chôm mà HTX chôm Sơn Định (tiền thân là tổ hợp tác chôm chôm Tân Thới, ở ấp Tân Thới, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) ra đời.
Năm 2013, Tổ hợp tác chôm chôm Tân Thới với 28 thành viên ở ấp Tân Thới, xã Sơn Định quyết định trồng chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2014, THT được ngành nông nghiệp chứng nhận đạt chôm chôm đạt tiêu chuẩn VietGAP. Tháng 11/2016, HTX Chôm chôm Sơn Định ra đời. Hiện, HTX Chôm chôm Sơn Định có 42 thành viên tham gia trồng 30,5ha chôm chôm VietGAP”, ông Lợt cho biết.
Theo báo VnExpress, nhờ áp dụng mô hình VietGAP mà chôm chôm HTX Sơn Định có đủ điều kiện xuất khẩu sang châu Âu, Dubai, Trung Quốc...
“Cụ thể, bình quân, mỗi năm HTX xuất bán hơn 750 tấn chôm chôm các loại, trong đó, 10% sản lượng chôm chôm của HTX chuyên xuất khẩu sang châu Âu, Dubai; 70% sản lượng chôm chôm của HTX xuất khẩu xuất đi Trung Quốc, còn lại một số doanh nghiệp địa phương thu mua cung cấp trái cây cho các siêu thị”, ông Lợt thông tin.
Cũng theo ông Lợt, sản phẩm sẽ mang thương hiệu của doanh nghiệp nhưng nguồn gốc sản xuất là hợp tác xã chôm chôm Sơn Định. Chúng tôi đang hướng đến việc xây dựng thương hiệu có gắn tem mác đầy đủ để nâng cao giá trị sản phẩm, lúc đó sẽ có chôm chôm mang thương hiệu Sơn Định.
Trồng chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP còn giúp giảm chi phí đầu tư. Khi áp dụng đúng biện pháp chăm sóc, cây tăng trưởng tốt, trái đạt chất lượng đồng đều, năng suất cũng tăng theo. Ngoài ra, trồng theo VietGAP, chất lượng và giá trị của sản phẩm cũng tăng lên, các doanh nghiệp thu mua chôm chôm đều cam kết trả giá cao hơn 10% so với thị trường.
Theo các xã viên HTX Chôm chôm Sơn Định, để cây chôm chôm cho năng suất cao, chất lượng trái chôm chôm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, cần nắm vững cách bón phân phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cây. Người trồng cần bón phân cho chôm chôm 6 lần trong năm. Trong đó 3 lần bón phân cho giai đoạn nuôi tạo cành và 3 lần bón phân cho giai đoạn nuôi dưỡng quả.
Theo TTXVN, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre cho hay, toàn tỉnh hiện có hơn 5.000ha chôm chôm, tập trung tại huyện Chợ Lách và Châu Thành.
Sở hiện đang đẩy mạnh việc cải tạo giống và đã xác định được một vài chủng loại giống bản địa có năng suất, chất lượng trái tốt như chôm chôm Cái Mơn – Maca… hiện được nhiều nhà vườn đưa các giống này vào trồng mới thay thế các vườn chôm chôm Java. Song song đó, địa phương cũng khuyến cáo, tổ chức cho nông dân tập trung sản xuất trái vụ, rải vụ để tránh tình trạng được mùa, mất giá.
Tú Anh (t/h)/ Thương hiệu PL
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã