Ông Từ Minh Thiện, Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao, cho biết Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam.
Khi gia nhập TPP, thị trường châu Á-Thái Bình Dương sẽ chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu và 80% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội gia nhập các chuỗi cung ứng trên thế giới; tham gia đấu thầu mua sắm chính phủ giữa các nước, tiếp cận nhiều thị trường tốt như thị trường 15.000 tỉ USD của Mỹ và 3.000 tỉ USD của Canada, Peru và Mexico.
Vườn rau an toàn ứng dụng công nghệ cao của VinGroup.
Giải pháp đặt ra là phải ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh trong hội nhập TPP. Tuy nhiên, hiện nay số vốn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao cũng chỉ chiếm khoảng 1%. Hiện nay, chỉ những doanh nghiệp lớn như VinGroup, Hòa Phát, FPT, HAGL… mới đầu tư bài bản công nghệ cao vào nông nghiệp. Công nghệ cao tăng được năng suất, giảm được giá thành. Điều quan trọng là các doanh nghiệp "ông lớn" này xây dựng được hệ thống bán lẻ riêng nên giảm được nhiều khâu trung gian nên giá thành rất cạnh tranh.
Theo phapluattp.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"
Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh