Trong công văn, chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang chỉ đạo tuyệt đốikhông được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc, không được huy động quá sức dân và việc huy động đóng góp của người dân phải được bàn bạc dân chủ, được sự đồng tình của người dân.
Bên cạnh đó, sở ngành và địa phương không được yêu cầu những hộ dân nghèo, người già, người tàn tật, hộ khó khăn, gia đình chính sách, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội phải đóng góp.
Thi công đường giao thông nông thôn ở thị xã Ngã Bảy - đơn vị cấp huyện đầu tiên ở ĐBSCL được công nhận nông thôn mới. Ảnh: CTV
Công văn của chủ tịch tỉnh Hậu Giang cũng yêu cầu đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Nơi nào, cấp nào để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản kéo dài hoặc huy động quá sức dân, gây bất bình trong nhân dân, đánh giá xuề xòa khi xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới dẫn đến hạ thấp chất lượng thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc.
Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phải căn cứ khả năng, nguồn lực và điều kiện thực tế của từng địa phương, cân đối nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỉnh, huyện và khả năng đối ứng của xã, các nguồn huy động, đóng góp của doanh nghiệp, người dân để xác định lộ trình xây dựng phù hợp.
Theo Pháp Luật TP
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã