Học tập đạo đức HCM

Chính sách gần dân, Tết thêm no ấm

Thứ tư - 29/01/2014 09:58

Chính sách gần dân, Tết thêm no ấm

ết Giáp Ngọ này nhiều hộ cận nghèo đón Xuân thật vui và ấm áp. Bởi năm qua, 389.000 hộ cận nghèo trong cả nước đã được vay vốn ưu đãi của Chính phủ để đầu tư sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.
 
389.000 hộ cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ. Ảnh: VGP

Xuân nay, đồng bào ở khắp các thôn xa, bản gần đến những nơi “sơn cùng thủy tận” của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, như: Giàng La Pán, Lảng Mảnh, Háng Chi Mua, Háng Gàng… vui hơn, no ấm hơn. Bởi bên cạnh sự hỗ trợ về vốn, bà con còn được hỗ trợ về kỹ thuật để sản xuất, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo.

Chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, một nông dân ở Bản Mù nhẩm tính: Một con “trâu trẻ” vừa nhú sừng vào khoảng 20-25 triệu, còn trâu to phải từ 40-50 triệu. Nếu mua 1 con trâu trẻ, nuôi nó khoảng 1-2 năm, thế nào cũng bán được 35-40 triệu. Nên trồng lúa, trồng ngô chỉ no được cái bụng, thoát cái đói, còn muốn thoát nghèo phải nuôi nhiều trâu, nhiều bò. 

Còn anh Lò Văn Ngô, trưởng thôn Cang Dông, xã Pá Hu cho hay, cả thôn có 25/27 hộ vay vốn ưu đãi đề nuôi trâu, bò. Hộ nhiều nuôi tới 5, 6 con, vừa có trâu bò cày kéo, vừa là để làm ăn, thoát nghèo.

Tính đến hết năm 2013, thông qua 125 tổ tiết kiệm vay vốn, NHCSXH huyện Trạm Tấu đã chuyển gần 80 tỷ đồng vốn ưu đãi tới các hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu tư sản xuất, làm ăn.

Để người nghèo ở vùng rốn lũ Quảng Bình vơi bớt lo toan sau bao ngày bị bão vùi, lũ dập các tổ chức tín dụng nói chung và NHCSXH nói riêng cũng đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp đưa vốn về vùng lũ cùng bà con chống tái nghèo...

Lãnh đạo NHCSXH tỉnh cho biết: Tính về thiệt hại do bão, lũ, lốc xoáy gây ra trong tháng 10/2013, có gần 4.000 hộ nghèo tham gia vay vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng và tổng thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng. Riêng thiệt hại về nguồn vốn vay để phục vụ sản xuất gần 8 tỷ đồng.

Khẩn cấp giúp dân khôi phục sản xuất, chỉ sau một tháng bão, lũ đi qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ 186,8 tỷ đồng; miễn giảm lãi 15,2 tỷ đồng; cho vay mới 198,8 tỷ đồng.

Đặc biệt, không để dân nghèo đói vốn, NHCSXH tỉnh đã tạo điều kiện tối đa và đơn giản hóa thủ tục vay vốn, nhanh gọn, tập trung khối lượng giao dịch tại các điểm giao dịch các xã để phục vụ nhân dân. Tính đến hết năm 2013, tổng chỉ tiêu kế hoạch dư nợ các chương trình tín dụng của NHCSXH tỉnh Quảng Bình đạt 2.147 tỷ đồng, tăng 98,8 tỷ đồng so với đầu năm, bảo đảm cung cấp đủ vốn, kịp thời cho người dân khôi phục sản xuất.

Ở vùng cao Tây Bắc, chị Bằng Thị Chủ ở bản Nậm Tường, thị trấn Tam Đường, Lai Châu phấn khởi: Được vay vốn hộ cận nghèo, tôi và bà con trong bản ai cũng vui. Tiền vay được tôi đầu tư nuôi lợn nái và gia cầm nên thu nhập khá hơn trước.

Trên cánh đồng Mường So, huyện Phong Thổ, những ruộng cải bắp, su hào, súp lơ đã lên xanh mơn mởn, chị Vàng Thị Kín bản Huổi Én tâm sự: Năm nay rau vụ 3 ở Mường So tăng nhiều hơn trước vì nhiều hộ cận nghèo cũng được vay vốn làm ăn. Tết này sẽ đầy đủ và vui hơn nhiều so với mấy năm trước, ít nhất thì nồi bánh chưng cũng phải to, con gà, con vịt sẽ mổ nhiều hơn.

Ông Lê Xuân Hùng, Giám đốc NHCSXH tỉnh Lai Châu cho hay: Sau 8 tháng triển khai chính sách cho vay hộ cận nghèo, NHCSXH tỉnh Lai Châu đã giải ngân 54,3 tỷ đồng. Các hộ đều sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Hộ vay vốn ngắn hạn thì đầu tư vào trồng cây ngắn ngày nuôi gia súc nhỏ, gia cầm. Hộ vay vốn trung hạn, dài hạn đầu tư làm trang trại, mở xưởng sơ chế nông sản, dịch vụ, chăn nuôi lớn… Vốn vay đã thực sự phát huy hiệu quả.

Trên bình diện cả nước, Phó Tổng giám đốc NHCSXH Nguyễn Văn Lý cho biết, năm 2013 có nhiều khó khăn chung của nền kinh tế nhưng NHCSXH đã đảm bảo tăng trưởng tín dụng 7%. Đến hết năm 2013, tổng nguồn vốn của NHCSXH đạt 128.469 tỷ đồng, tăng 6.208 tỷ đồng so với năm 2012. Tổng dư nợ đạt 121.699 tỷ đồng, tăng 7.778 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. 

Đồng vốn ưu đãi của Chính phủ được đầu tư cho chương trình cho vay hộ nghèo, HSSV, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hộ cận nghèo, giải quyết việc làm…
Sau 8 tháng triển khai đã tăng dư nợ cho hộ cận nghèo hơn 7.000 tỷ đồng, với trên 389.000 hộ cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn, tương đương ¼ hộ cận nghèo trong cả nước. Chương trình tín dụng cho hộ cận nghèo được nhân dân và chính quyền các cấp đánh giá rất cao, là giải pháp tích cực để chống tái nghèo, góp phần làm cho kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn khởi sắc hơn…

Phấn khởi hơn là chất lượng tín dụng ngày càng được củng cố. Nợ quá hạn từ đầu năm là 1,08%, nhưng đến nay chỉ còn 0,79%.

Trong năm 2014, Chính phủ giao tăng trưởng là 6,5%, tương đương với 7.100 tỷ đồng, dự kiến năm nay NHCS thu nợ xấp xỉ 30.000 tỷ đồng, theo đó NHCSXH sẽ tiếp tục ưu tiên cho chương trình cho vay hộ nghèo, cận nghèo, nước sạch vệ sinh môi trường…

Để phát huy hiệu quả tín dụng chính sách hơn nữa, ông Lý cho rằng NHCSXH cần phải tập trung giải quyết bất hợp lý về nguồn vốn. Bởi theo cơ cấu nguồn vốn hiện nay, trên 70% là vốn cấp ngắn hạn, trong khi cho vay trên 90% trung dài hạn, nên cơ cấu nguồn vốn này của NHCS chưa bền vững. 

Mặt khác, trong nguồn vốn cũng khoảng 46% là vốn mức lãi suất thấp, còn 54% là vốn huy động với lãi suất cao. Với cơ cấu như vậy thì việc bù lỗ của Chính phủ rất lớn. Do vậy, ngân hàng cần nâng dần tỷ lệ nguồn vốn lãi suất thấp, giảm dần nguồn vốn lãi suất cao.

Vấn đề nữa là mức cho vay đang bất cập. Mức cho vay hộ nghèo 30 triệu đồng và đã tồn tại 7-8 năm rồi. Nguyện vọng của người vay vốn là đề nghị nâng lên mức từ 50-60 triệu đồng. Do vậy, NHCSXH sẽ cùng các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ để điều chỉnh phù hợp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách.

Bình Minh
Theo baodientu.chinhphu.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập364
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại738,710
  • Tổng lượt truy cập90,802,103
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây