Học tập đạo đức HCM

Một quả cam Xã Đoài "nặng" bằng 1 yến thóc

Thứ tư - 29/01/2014 09:42

Một quả cam Xã Đoài "nặng" bằng 1 yến thóc

Những ngày gần Tết, cam mang thương hiệu Xã Đoài càng hiếm, giá cả cũng tăng theo từng ngày. Mỗi quả cam được bán giá 80.000 đồng, nhưng không phải ai cũng mua được.
Từ lâu, cam mang thương hiệu Xã Đoài (xã Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An) được người dân trong và ngoài vùng biết đến với những quả cam ngon, mọng nước và ngọt. Nhưng nay, không chỉ nổi tiếng với độ ngon của cam, mà thương hiệu cam Xã Đoài còn được người dân biết đến với sự đắt đỏ, quý hiếm bậc nhất.

Ở thời điểm hiện tại, mỗi quả cam Xã Đoài được bán với mức giá 80.000 đồng. Mặc dù đắt là vậy, nhưng không phải ai muốn mua cũng có. Bởi số cam Xã Đoài chính gốc chỉ còn được đếm trên đầu ngón tay. Nhà nào được mùa nhất, đến thời điểm này cũng chỉ còn được hơn chục quả cam.


Hiện tại, mỗi quả cam mang thương hiệu Xã Đoài thế này được bán với giá từ 70.000-80.000 đồng/1 quả.

Trong số những vườn cam Xã Đoài ở xã Nghi Diên, vườn cam của ông Nguyễn Duy Hảo (SN 1952, trú xóm 9, xã Nghi Diên) được coi là đẹp nhất. Vườn của ông Hảo hiện tại có 80 gốc cam, mỗi năm thu nhập trung bình của ông Hảo cũng gần 100 triệu đồng.

“Năm nay có 80 gốc cam mà chỉ thu hoạch được 2.000 quả, tôi bán với giá trung bình 60-70.000 đồng/1 quả. Giờ thì hết rồi. Ngoài vườn còn mấy quả đó là do khách đặt nhưng họ chưa hái nên vẫn còn đó. Giờ mà mua 100.000/1 quả tôi cũng không có mà bán. Mà ở cả xã cũng không có mà bán nữa” - ông Hảo chia sẻ.

Cam Xã Đoài đắt đỏ, quý hiếm, vậy nên, nếu muốn mua được cam mang thương hiệu Xã Đoài, khách hàng phải đến đặt hàng từ khoảng 3 tháng trước.

Nói về sự đắt đỏ của cam Xã Đoài, có lẽ chẳng ai có thể giải thích nổi vì sao nó lại đắt như vậy.

Theo những cụ cao niên trong làng, cam Xã Đoài có vị ngọt và thơm đặc trưng của vùng nên khách hàng đã ăn lần đầu sẽ nhớ mãi đến hương vị lạ mà quen đó. Và cũng chính vì cam Xã Đoài mỗi năm chỉ thu hoạch được 1 vụ, quả cứ ở trên cây suốt gần 1 năm trời nên quả rất thơm và ngọt. Vì thế, cam Xã Đoài luôn luôn có giá cao hơn nhiều lần so với những loại cam thường được trồng ở vùng miền khác.


Mặc dù cam Xã Đoài đắt đỏ là thế, nhưng hiện tại, với 100 nghìn đồng cũng không mua nổi 1 quả cam Xã Đoài chính hiệu.
 
Vườn cam vẫn còn gần 10 quả, gia đình anh Nguyễn Văn Cường và chị Loan được xem là vẫn còn nhiều cam nhất của cả làng. Vì trước đó, cam đã được khách đặt và mua từ những ngày rằm tháng chạp. “Năm nay do thời tiết thất thường nên cam không được mùa. Ít cam nên giá cũng đắt hơn năm ngoái nhiều. Mọi năm, mỗi quả cam được bán 30.000 đồng. Tuy nhiên, càng ngày, cam càng hiếm nên giá cả cũng tăng lên” - chị Loan chia sẻ.

 

Cũng chính vì bán được giá nên những người trồng ra cam cũng chẳng dám ăn mà dành để bán. Hầu hết khách hàng đến mua cam đều là những người có điều kiện kinh tế khá giả. Họ mua để làm quà biếu, tặng cho người thân, gia đình mình trong dịp Tết.

Đặc biệt, nếu khách hàng đến tận vườn mua sẽ được trực tiếp cắt quả nên việc bị mua phải cam "nhái" sẽ không xảy ra. Khách hàng có thể an tâm được mua với giá gốc và hàng đảm bảo chất lượng.


Ông Hoàng Duy Hảo đang cố gắng tìm kiếm những quả cam còn sót lại để giới thiệu cho PV xem.
 
Mặc dù biết giá cam Xã Đoài rất đắt, khi bán sẽ mang lại nguồn thu nhập lớn, tuy nhiên ở xã Nghi Diên, không phải ai muốn trồng cũng được. Nhiều hộ dân chưa hiểu rõ cũng quyết định đầu tư trồng cam. Nhưng đến ngày thu hoạch, nhiều gia đình chỉ thu hoạch được những quả cam xấu, có nhà còn trở nên trắng tay.

 

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Quốc Sỹ - Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Diên cho biết, hiện nay toàn xã có 22ha cam Xã Đoài. Trong đó, lớn nhất là trang trại của anh Nguyễn Quốc Tuấn với số lượng hơn 1 nửa diện tích cam của cả xã.

Cũng theo ông Sỹ cho biết thêm, mỗi quả cam có giá 70.000-80.000 đồng đã được bán từ nhiều năm nay. Sau mỗi năm, mỗi mùa, giá cam lại cứ dần dần tăng lên. Còn diện tích lại càng ngày càng giảm xuống. Bởi thực tế, việc trồng được những cây cam Xã Đoài cho ra quả cũng không phải dễ. Việc trồng cam rất khó khăn, nếu không chăm sóc đúng cách rất có thể người nông dân sẽ rơi vào cảnh trắng tay.
                                                                                      Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập446
  • Hôm nay36,965
  • Tháng hiện tại742,078
  • Tổng lượt truy cập90,805,471
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây