Học tập đạo đức HCM

Cụ bà U70 rời phố về làng mở trang trại trồng rau sạch

Chủ nhật - 19/11/2017 09:39
Với mong muốn trồng rau sạch cho con cháu sử dụng cũng như cung cấp cho thị trường sau này, bà Nguyễn Thị Bích Khương dù đã ở tuổi 70 vẫn quyết tâm rời phố về làng mở trang trại trồng rau sạch.
 
'Bà Khương vui vẻ thu hoạch những mớ rau sạch do chính tay mình trồng.'

Bà Khương vui vẻ thu hoạch những mớ rau sạch do chính tay mình trồng.

Nhìn “cơ ngơi” rộng hàng trăm mét vuông với đủ mọi loại rau xanh tươi mơn mởn của cụ bà 70, ai cũng trầm trồ ao ước.

Bà Khương kể, nhà bà ở phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Nhưng với mong muốn trồng rau sạch cho con cháu sử dụng cũng như cho thị trường sau này, bà Khương đã rời phố về làng mở trang trại để trồng rau sạch.

“Nghỉ hưu, tôi thấy thời gian nhàn rỗi nhiều mà mình lại thích ăn rau. Mỗi lần ra chợ tôi phải đắn đo rất lâu khi chọn các loại thực phẩm nhất là rau. Tôi cứ sợ mua phải rau họ phun thuốc trừ sâu không sạch. Lúc đầu nêu ý tưởng các con đều sợ tôi vất vả nên không cho làm. Sau khi thuyết phục mãi các con cũng đã đồng ý”, bà Khương kể về lý do "khởi nghiệp" của mình.

Bà trồng nhiều loại rau khác nhau và trồng theo nhiều đợt để lúc nào cũng có rau sạch cung cấp cho gia đình, bạn bè và cho thị trường
Bà trồng nhiều loại rau khác nhau và trồng theo nhiều đợt để lúc nào cũng có rau sạch cung cấp cho gia đình, bạn bè và cho thị trường

Đầu năm 2015, bà được các con đưa vào Đà Lạt để tham quan, học hỏi các mô hình trồng rau thủy canh của bà con nông dân nơi đây.

“Nhìn những vườn rau xanh mơn mởn, không hóa chất, không độc hại tôi thích lắm, càng khiến tôi quyết tâm hơn”, bà Khương nói.

Sau khi đi tham quan về và có một ít kinh nghiệm, bà dồn hết số tiền lương hưu tích lũy được mấy năm qua cùng với sự hỗ trợ của các con, đầu tư trang trại rau thủy canh tại thôn Nam Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà, cách nhà bà chừng hơn 10 km.

Sau khi lên ý tưởng, bà liên hệ với một công ty rau sạch ở TP Hà Tĩnh để lắp đặt, thiết kế, tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.

“Việc đầu tư khá tốn kém nhất là hệ thống nhà kính, hệ thống dẫn nước, giàn đỡ, giá thể, máy bơm và hạt giống… Trong đó, nhiều thiết bị và hạt giống phải nhập từ nước ngoài”, bà Khương cho biết.

Rau trồng trong nhà của bà Khương đa số theo phương pháp thủy canh. Theo phương pháp này, gia đình không phải làm đất, không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, trừ cỏ dại.

“Trồng rau thủy canh cần sự tỉ mỉ, chịu khó. Khâu khó nhất là ươm cây con. Sau đó, cây con đưa lên giàn sẽ mất vài ngày kiểm tra dung dịch và điều chỉnh nồng độ pH cho phù hợp”, bà Khương chia sẻ.

Bằng sự cần cù, sự say mê, những đứa con tinh thần của bà cũng đã cho ra sản phẩm, không chỉ tươi ngon mà còn sạch nữa
Bằng sự cần cù, sự say mê, những "đứa con" tinh thần của bà cũng đã cho ra sản phẩm, không chỉ tươi ngon mà còn sạch nữa

Sau hơn 1 năm với bao khó khăn, dự án rau sạch của bà đã mang lại những hiệu quả nhất định.

Hiện vườn rau của bà có khoảng 20 giàn với hơn 3.000 cây và 300 củ, quả. Loại rau chủ yếu được trồng là cải ngũ sắc, cải bó xôi, xà lách Mỹ, dưa chuột...

“Phương pháp này có ưu điểm là hệ thống rất sạch sẽ, hạn chế tối thiểu việc sâu bệnh phát triển, không phải nhổ cỏ, tiết kiệm công hơn trồng trên đất thường”, bà Khương chia sẻ thêm.

Cụ bà 70 tuổi mong muốn, sau này khi đã có nhiều kinh nghiệm sẽ phát triển hơn nữa, cung cấp ra thị trường những loại rau, củ quả sạch, xuất xứ rõ ràng, giá cả phải chăng.

Bà Khương chia sẻ: “Nhìn vườn rau xanh tốt, không sâu bệnh, không dùng hóa chất tôi rất an tâm và vui lắm”.

“Tôi đang làm thủ tục kiểm định an toàn và truy xuất nguồn gốc. Các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tĩnh cũng rất khuyến khích và tạo điều kiện tốt cho tôi. Hy vọng một ngày không xa, những loại rau sạch của tôi sẽ cung cấp được ra thị trường”, bà Khương vui vẻ cho biết.

Xuân Sinh/ Dân Trí


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch sô 249/KH-VPĐP

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm148
  • Hôm nay24,822
  • Tháng hiện tại680,010
  • Tổng lượt truy cập102,439,553
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây