Cho vay để chậm bán lúa
“BAAC dự kiến nông dân sẽ vay khoảng 70 tỉ baht (33,13 baht = 1 USD) trong khoản 83,7 tỉ tín dụng và hỗ trợ. Các khoản vay sẽ được rút tiền vào cuối năm nay và đầu năm tới. Khoản tiền này không chỉ giúp bình ổn giá lúa mà còn đẩy mạnh tính thanh khoản trong nền kinh tế”, Nukul Pharachat, phó chủ tịch kiêm giám đốc BAAC, nói.
Để bình ổn giá lúa, nông dân Thái Lan được hỗ trợ bán lúa chậm lại.
Số tiền vay 83,7 tỉ baht gồm một gói 21 tỉ baht dành cho vụ mùa thu hoạch cuối năm 2017 đầu 2018 nhưng bán lúa trễ lại, một gói vay 3 tỉ bằng tiền mặt giúp nông dân trả tiền lưu kho trong một thời gian nhất định, và một gói 47,3 tỉ bảo đảm cho 3,9 triệu nguời trồng lúa ký kết với vụ Khuếch trương nông nghiệp, để được trợ cấp chi phí thu hoạch.
Theo kế hoạch phân bổ vốn vay dành cho lúa bán chậm lại, ngân hàng sẽ cung cấp tín dụng dựa trên giá lúa bình quân ba năm qua – 10.800 baht (326 USD) mỗi tấn lúa thơm và nếp, 7.200 baht mỗi tấn dự kiến cho loại lúa gạo trắng và 8.500 baht cho lúa thơm Pathum Thani. Mỗi nông dân bán lẻ gạo được vay với hạn mức 300.000 baht, trong khi các hợp tác xã, tổ hợp tác và xí nghiệp cộng đồng số tiền lần lượt là 300 triệu, 20 triệu và 5 triệu. Nhà nước sẽ trợ cấp lãi suất trị giá tính chung là 453 triệu baht, nhưng người vay không phải trả nợ vay từ BAAC trong vòng năm tháng, ngoài thời hạn đó, nông dân phải trả nợ tiền lãi. Tiền vay sẽ bắt đầu từ cuối tháng 10 đến 28.2.2018. Chương trình dự kiến giúp cho việc trễ hạn 2 triệu tấn lúa bán ra theo vụ thu hoạch hàng năm. Những nông dân tham gia đồng ý giữ lại lúa được nhận 1.500 baht mỗi tấn, trong khi toàn bộ nông dân sẽ được bảo đảm khoản vay 1.200 baht mỗi rai (0,16ha) tiền gặt lúa và chi phí cải tiến chất lượng lúa đến 12.000 baht mỗi hộ.
“Kế hoạch dự kiến có thể bán gạo chậm với khối lượng lúa cao hơn nhằm bình ổn giá. Giá lúa đang ở mức 11.550 – 13.000 baht/tấn. BAAC sẽ phát vay trong vòng ba ngày”, Nukul nói.
BAAC hoạt động như thế nào?
BAAC được thành lập năm 1966, là ngân hàng nông nghiệp số một của Thái. BAAC luôn luôn được coi là mô hình kinh doanh chuẩn. Định chế này được quốc tế thừa nhận là một trong những định chế tài chính phát triển nông thôn của nhà nước thành công, trong nhiệm vụ mà không cần nhà nước bù lỗ. Phạm vi bao phủ của ngân hàng là người nghèo vùng nông thôn và việc huy động tiền tiết kiệm của ngân hàng rất ấn tượng. BAAC chứng minh cho các định chế tài chính khác cho vay tiền ở khu vực nông thôn có thể là một hoạt động sinh lời, nhờ vậy khuyến khích việc tăng vốn cho vay ở nông thôn bởi các ngân hàng khác, theoĐiển cứu BAAC 1999 của Fitchett.
Theo hiệp hội Tín dụng nông nghiệp và nông thôn châu Á – Thái Bình dương (APRACA), một tổ chức quốc tế phi chính phủ gồm chủ yếu các ngân hàng trung ương, các ngân hàng đủ loại và các liên minh định chế tài chính: năm 2012, BAAC đã phủ vay tổng cộng 6,72 triệu hộ nông dân, đạt 92,7% tổng số hộ nông dân ở Thái Lan (http://www.apraca.org/).
BAAC có tổng nguồn lực gần 99,43 tỉ USD. Tổng số tiền phát vay là 83,7 tỉ USD. BAAC có số phát vay gấp gần bốn lần ngân hàng Điền địa Philippines (LBP), một tổ chức tín dụng nông thôn thành tích nổi tiếng quốc tế không kém. Có hai lý do để giải thích. Một là, toàn bộ diện tích canh tác của Thái lớn hơn – 20 triệu ha so với 13,5 triệu ha của Philippines. Hai là, Thái Lan đạt năng suất cao hơn, đa dạng hoá cây trồng và là một nền nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và chế biến nông nghiệp hơn hẳn Philippines. Thái Lan có các khu vực cây trồng khác nhau, năng suất và xuất khẩu dẫn đầu so với các nước trong khu vực. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Thái Lan năm 2016 là 42,2 tỉ USD. Chính nền nông nghiệp năng suất cao và đa dạng đã giúp nhiều công ty nông nghiệp ra đời và sánh vai với các công ty toàn cầu khác. Chính nền tảng xuất khẩu quy mô giúp cho BAAC mở rộng lĩnh vực cho vay kinh doanh nông nghiệp. Số ngành nông thuỷ sản gồm ít nhất là 35, trong đó gồm hơn 15 loại cây trồng, năm vật nuôi, và ba thuỷ sản và đánh bắt hải sản. Trong số 23 sản phẩm, có 13 mặt hàng chuyên xuất khẩu.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã