Chị Phạm Thị Hoa - chủ trang trại rau sạch Tiến Hoa ở tổ 7, phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh, chia sẻ: “Được tham gia truy xuất nguồn gốc sản phẩm của mình, cá nhân tôi cảm thấy rất mừng. Những người trực tiếp sản xuất sạch như chúng tôi từ trước đến nay luôn cảm thấy bất mãn khi sản phẩm mình làm ra sạch nhưng vẫn bị kẻ xấu lợi dụng, trà trộn và lợi dụng thương hiệu để trục lợi mà không phát hiện được.
Trong khi nhiều người tiêu dùng chưa phân biệt được đâu là sản phẩm sạch, đâu là bẩn, bất an khi dùng sản phẩm mà không biết gì về nó. Vậy nên, chúng tôi coi chương trình truy xuất nguồn gốc nông sản như cuộc cách mạng giải phóng những băn khoăn lo lắng của người tiêu dùng về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm đảm bảo quyền lợi của bốn nhà. Ảnh: T.T
Ông Lập cho hay, triển khai mô hình, các cơ sở sản xuất được hỗ trợ từ việc tập huấn nâng cao kiến thức, cấp xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đến chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất, quản lý chặt chẽ các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, thiết kế logo, túi đựng, dây buộc, bảo hộ thương hiệu, in tem truy xuất... |
Cùng quan điểm như chị Hoa, bà Đỗ Thị Duyên - Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm xanh Kỳ Duyên Việt Nam (thôn Đại Nỗ, xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo) cho biết: “Sản phẩm của chúng tôi có mặt tại nhiều cửa hàng rau sạch, trong siêu thị và cả thị trường tự do. Từ khi tham gia truy xuất nguồn gốc, tôi thấy yên tâm hơn hẳn. Những nơi ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cũng mong muốn sản phẩm đó được công nhận là sạch, in nhãn mác, bao bì để người tiêu dùng dễ nhận biết. Việc truy xuất nguồn gốc nông sản chính là thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ, minh bạch về thông tin giúp chúng tôi tăng thêm giá trị nông sản”.
Theo thông tin từ Sở NNPTNT Hải Phòng, năm 2016, thành phố đã triển khai thí điểm xây dựng truy xuất nguồn gốc cho 10 sản phẩm như: Gạo nếp cái hoa vàng, nấm sò, nấm mỡ, cà chua, khoai tây, măng tây, bí đỏ ở Tiên Lãng; rau ăn lá, bắp cải, súp lơ ở An Lão; dưa vàng, khoai tây ở Vĩnh Bảo; rau gia vị, ăn lá, nếp xoắn Tân Trào ở Kiến Thụy.
Năm 2017, thành phố tiếp tục thực hiện truy xuất nguồn gốc cho 41 sản phẩm (trồng trọt 31 sản phẩm, chăn nuôi 5 sản phẩm, thủy sản 5 sản phẩm), và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.
Ông Phạm Văn Lập - Giám đốc Sở NNPTNT Hải Phòng cho biết: “Để hướng dẫn cho các tập thể và cá nhân dễ dàng tiếp cận được việc truy xuất nguồn gốc nông sản, Sở đã xây dựng trang web có địa chỉ https://hpap.vn nhằm liên kết tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn của Hải Phòng, giới thiệu những doanh nghiệp sử dụng tem truy xuất nguồn gốc và cung ứng nông sản an toàn. Cách làm này góp phần khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản và nông sản an toàn, tạo tiền đề để thành phố triển khai mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp”.
Thu Thùy/danviet.n
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã