Xắn quần làm nông dân
Mỗi ngày làng rau Trà Quế (TP.Hội An, Quảng Nam) đều đón hàng trăm du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về nghề trồng rau độc đáo duy trì từ hàng trăm năm qua. Những du khách nước ngoài đa phần tỏ ra ngạc nhiên thú vị về cách “nông dân đô thị” vun luống trồng rau, bón phân hay gánh nước tưới cho từng luống cải, hành, húng, quế… Chính họ lại được xắn quần xuống ruộng để thử sức cày cấy, tuốt lúa.
Còn tại khu vực miền Tây, hàng loạt mô hình tham quan miệt vườn sông nước, những tour trải nghiệm tát mương, bắt cá… cũng đã được tổ chức và mang lại hiệu ứng tốt với du khách trong và ngoài nước.
Tại TP.HCM, Hà Nội, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc… hàng loạt mô hình nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao gắn kết với du lịch đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, cải thiện đáng kể đời sống, thu nhập của người nông dân. Nhiều sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp các vùng miền trải dài từ Bắc tới Nam đã được hình thành đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách.
Du khách tham quan và trải nghiệm trồng rau tại làng rau Trà Quế. Ảnh: TCDL
Tuy đã có những thành công bước đầu, nhưng để những mô hình du lịch nông nghiệp được nhân phát triển bền vững thì cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa người nông dân, với doanh nghiệp và các sở ban ngành, đặc biệt phải có sự định hướng đúng dắn, rõ ràng từ nhiều góc độ, trong đó có định hướng phát triển du lịch nông nghiệp nhìn từ góc độ sản phẩm và thị trường.
Việt Nam là đất nước nông nghiệp với hơn 70% nhân lực làm việc trong lĩnh vực này. Với chiều dài lịch sử phát triển nông nghiệp đa dạng, mang đặc thù của một quốc gia nhiệt đới vùng Đông Nam Á, nông nghiệp nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong những năm gần đây, đi từ chỗ đơn thuần chỉ sản xuất để cung cấp nhu cầu lương thực, giờ đây nông nghiệp đã trở thành một trong những tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
Các em nhỏ thích thú khi được thử làm nông dân chính hiệu khi tự trồng, thu hoạch rau rừng, thảo dược, xay lúa, giã gạo, tát nước, úp nơm bắt cá và nướng cá bằng rơm...Ảnh: Quỳnh Trang
Mặc dù giữa ngành nông nghiệp và du lịch có nhiều cơ hội để gắn kết, nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn. Nhất là khi 2 lĩnh vực này chưa có được sự liên kết chặt chẽ, chưa có sự tương đồng về chất lượng giữa sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ du lịch, đồng thời cũng còn gặp nhiều khó khăn trong việc đưa người nông dân từ sản xuất đơn thuần có thể trở thành một người làm dịch vụ…
Chưa hấp dẫn du khách
Chiều 30.3, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch và Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt phối hợp tổ chức hội thảo “Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp từ góc độ sản phẩm và thị trường”. Nằm trong chuỗi sự kiện của Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam lần thứ 6 - VITM 2018, hội thảo thu hút sự tham dự của hơn 150 đại biểu đại diện Tổng cục Du lịch, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, UBND và Sở Du lịch các tỉnh/thành phố, Văn phòng điều phối Nông thôn mới T.Ư, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cùng các doanh nghiệp du lịch, lữ hành... |
Hầu hết các hoạt động du lịch nông nghiệp vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, trùng lặp. Sản phẩm du lịch nông nghiệp chưa thực sự hấp dẫn du khách và chưa được chú trọng về thương hiệu. Các sản phẩm du lịch nông nghiệp chất lượng cao tại nhiều địa phương để phục vụ du khách chưa nhiều. Một số sản phẩm mới chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống, trải nghiệm của du khách ở mức đơn giản. Chi tiêu của khách đối với sản phẩm du lịch nông nghiệp chủ yếu mua vé tham quan, ăn uống, phòng ở... chưa chi nhiều cho các dịch vụ ngoài tour khác do chưa có nhiều dịch vụ bổ trợ khác hoặc có nhưng không hấp dẫn được du khách...
Theo một chuyên gia về du lịch, để đưa du lịch nông nghiệp trở thành một ngành kinh tế phát triển, bền vững cần phải có quy hoạch sản xuất phù hợp, lâu dài, tổ chức quản lý sản xuất theo chuỗi giá trị và liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Mỗi địa phương có điều kiện, tiềm năng, lợi thế riêng, do vậy trong quá trình thực hiện cần phải hết sức linh hoạt, uyển chuyển thì mới có thể thành công được.
Đồng thời cũng rất cần phải có vai trò của chính quyền địa phương trong việc tạo cơ chế, có chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp đô thị gắn với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Ngoài ra, các khâu liên kết sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ cần có chiến lược cụ thể. Đồng thời, phải có sự quản lý chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như bảo vệ quyền lợi của người nông dân.
Trải nghiệm cấy lúa là hoạt động được nhiều bạn nhỏ yêu thích ở trang trại đồng quê Ba Vì. Ảnh: Quỳnh Trang
Nhận định các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững kết hợp du lịch sinh thái đã tạo ra những đổi mới mang tính đột phá nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân, đồng thời góp phần phát triển nông nghiệp ở các vùng đô thị, cận đô thị theo hướng sinh thái, bền vững, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho rằng giữa ngành du lịch và ngành nông nghiệp cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn, đồng thời phải có những người biết dựa trên những giá trị khác biệt và nổi bật của nông nghiệp để tạo các sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp mang tính đặc thù, hấp dẫn. Bên cạnh đó, cần có phương thức tiếp thị tới thị trường của loại hình du lịch này, quảng bá, xúc tiến một cách có hiệu quả.
"Chúng tôi tin tưởng rằng với nguồn lực, điều kiện, tiềm năng và xu thế phát triển hiện nay thì du lịch nông nghiệp sẽ là lĩnh vực rất có triển vọng phát triển trong tương lai" - Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn nói.
Ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam: Nhà báo Lưu Quang Định-Tổng Biên tập Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt: Nguyễn Chương (ghi |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã