Đổi mới mạnh mẽ về chính sách
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân (TDND), đến hết năm 2016, cả nước có 1.149 Quỹ TDND và các Ngân hàng hợp tác xã tại, với hơn 2 triệu thành viên là các hộ gia đình tham gia vay vốn.
Với lợi thế dễ tiếp cận, thủ tục nhanh gọn Quỹ TDND đã nhanh chóng đến với tất cả người dân khi có nhu cầu vay vốn phục vụ cho sản xuất, chăn nuôi tại các vùng nông thôn.
Do đó, nơi nào có quỹ TDND thì thành viên, các hộ gia đình có điều kiện xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ tích cực cho địa phương phát triển kinh tế vùng, tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong cộng đồng dân cư, giúp người nông dân giải quyết được các khó khăn của họ.
Bên cạnh đó cũng phải kế đến sự đổi mới mạnh mẽ về cơ chế, chính sách phát triển Quỹ TDND càng làm nhân thêm lợi thế của mô hình này đến với người dân địa phương cả nước. Trong những năm qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai các chương trình hoạt động về “chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn”.
Điển hình như, NHNN đã ban hành Thông tư 04/2015/TT-NHNN thay thế Thông tư 08/2005/TT-NHNN ngày 30/12/2005 hướng dẫn Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của quỹ TDND và Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của quỹ TDND;
Thông tư số 06/2007/TT-NHNN ngày 06/11/2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2005/TT-NHNN ngày 30/12/2005 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của quỹ TDND; Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của TDND…
Có thể nói, việc ban hành, sửa đổi bổ sung hàng loạt chính sách trên đã tạo ra sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ TDND. Đồng thời, hướng tới mục đích đảm bảo sự an toàn trong hoạt động, nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động của Quỹ TDND đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn mới hiện nay ở Việt Nam.
Hiệu quả của mô hình Quỹ TDND đã giúp các hộ gia đình có điều kiện xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ tích cực cho địa phương phát triển kinh tế vùng, tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong cộng đồng dân cư, giúp người nông dân giải quyết được các khó khăn…
Để tiếp tục phát huy tính ưu việt
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các chính sách vào thực tiễn cũng này sinh một số bất cập cần xem xét khắc phục.
Theo Điều 37 Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định về các đối tượng cho vay thì hoạt động cho vay đối với các hộ gia đình vì mục đích xây dựng nông thôn mới còn chưa được quan tâm đúng mức. Để đảm bảo có một chính sách có hiệu quả trong việc phát triển nông thôn, cần phối hợp với hệ thống các quỹ TDND trong việc xây dựng quy chế nội bộ để hướng dẫn thi hành.
Theo Thông tư 04/2015/TT-NHNN, Quỹ TDND phải ban hành quy chế nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay để đảm bảo việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, trong đó bao gồm nội dung sau:
Quy định cụ thể về việc cho vay đối với thành viên là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân, hộ nghèo không phải là thành viên bao gồm:
(i) Quy trình thẩm định, đánh giá nhu cầu, mục đích vay vốn của thành viên;
(ii) Quy trình xét duyệt cho vay và xét duyệt, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ;
(iii) Quy trình xét duyệt cho vay đối với hộ nghèo không phải là thành viên;
(iv) Quy trình giải ngân vốn vay phù hợp;
(v) Quy trình kiểm soát, quản lý, giám sát để bảo đảm việc sử dụng tiền vay đúng mục đích;
(vi) Quy định về tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật (nếu có), phương thức xác định giá trị của tài sản bảo đảm và việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản cho vay theo quy định của pháp luật;
(vii) Lãi suất cho vay, mức cho vay.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định cụ thể về việc bảo đảm tiền vay, việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và việc quản lý chất lượng tín dụng đối với khoản vay được gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay còn có một số vướng mắc nảy sinh khiến cho hệ thống quỹ TDND còn lúng túng trong việc ban hành quy chế nội bộ về bảo đảm tiền vay.
Mặc dù, Chính phủ đã ban hành Nghị định 163/2006/NĐ–CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm; Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ–CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, tuy nhiên những văn bản này hết hiệu lực vào ngày 31/12/2016.
Do đó, sau thời điểm này các cơ quan có thẩm quyền xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cần xem xét khắc phục những bất cập của hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến tài sản bảo đảm.
PV. Tạp chỉ tài chính
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã