Được biết tổng diện tích trồng cây ăn trái của tỉnh Đồng Tháp hơn 25.000 ha, trong đó trồng nhiều nhất là xoài gần 9.000 ha, nhãn hơn 4.000 ha, quýt đường hơn 1.000 ha. Sản lượng hằng năm gần 100.000 tấn trái.
Quýt hồng Lai Vung - một loại trái cây đặc sản của Đồng Tháp. Ảnh: Kim Phương |
Đa số các loại xoài liên kết trồng theo mô hình VietGap giá cao hơn xoài thường từ 5.000 - 10.000 đồng/kg, lãi từ 200 - 220 triệu đồng/ha.
Đặc biệt Xoài trồng theo hợp đồng liên kết xuất khẩu, được vùng trồng xoài ở huyện Cao Lãnh thực hiện hơn 2 năm qua, bình quân mỗi tháng xuất khẩu từ 100 - 200 tấn ra các thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand. Bình quân mỗi kg xoài được xuất khẩu giá cao hơn xoài bình thường từ 3.000 - 5.000 đồng/kg.
Đối với cây quýt đường đã được Tập đoàn VinGroup ký hợp đồng liên kết với tổ GlobalGAP quýt đường xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung tiêu thụ 1 tấn/tháng với giá từ 34 - 37 ngàn đồng/kg, giá cao hơn ngày tết từ 5 - 10 ngàn đồng/kg.
Ông Tống Văn Phong Tổ trưởng tổ hợp tác trồng quýt đường tại xã Vĩnh Thới cho biết với mô hình liên kết tiêu thụ quýt đường gia đình ông bán cho tập đoàn VinGroup trên 1,2 tấn quýt đường, với giá bán 37.000 đồng/ kg, mức giá nay cao hơn bên ngoài khoảng 40%.
Ông Phong là một trong 11 thành viên của Tổ hợp tác sản xuất quýt đường xã Vĩnh Thới sản xuất quýt theo tiêu chuẩn quốc tế GlobalGap. Sau 3 năm, đây là lần đầu tiên Tổ hợp tác ký được hợp đồng bán sản phẩm vào trong siêu thị.
Phía đối tác công ty Phát triển nông nghiệp - VinEco sau nhiều lần khảo sát đã kí hợp đồng thu mua quýt đường tại tổ hợp tác trong 1 năm với sản lượng hơn 300 tấn, trung bình mỗi tháng thu mua hơn 20 tấn quýt đường. Đây là tín hiệu vui cho người trồng quýt đường ở huyện Lai Vung.
Mô hình trồng nhãn liên kết được bao tiêu ở huyện Châu Thành phát huy hiệu quả, nhất là cây nhãn Edor là loại nhãn được bao tiêu nhiều nhất, trồng nhãn Edor lãi từ 200 - 400 triệu đồng/ha.
Ông Trương Văn Rồi - Giám đốc Hợp tác xã Nhãn Châu Thành cho biết, toàn huyện có hơn 1.000 ha nhãn Edor và Hợp tác xã có 56 ha/107 ha nhãn Idor sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng từ 500 - 600 tấn/năm.
Bình quân 1 cây trưởng thành cho từ 200 - 300 kg quả, chùm sai có thể cân nặng từ 2 - 3 kg, đây là loại nhãn đang được thị trường Mỹ ưa thích và năm 2015 được Trung tâm kiểm dịch thực vật Mỹ cấp mã code cho nhãn Châu Thành và sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ.
Đến nay, có hơn 300 tấn được xuất bán sang thị trường khó tính này, trung bình mỗi tuần cung ứng 10 tấn nhãn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Giá nhãn ổn định từ 30.000 đến 45.000 đồng/kg.
Ngoài ra tỉnh Đồng Tháp còn có Thanh Long ruột đỏ được Công ty Thạch Võ liên kết tiêu thụ ở huyện Châu Thành và Lai Vung hơn 50 ha, bao tiêu với giá 45.000 - 50.000 đồng/kg…
Ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đưa ra mục tiêu trong năm 2017 là liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản cũng như nhân rộng mô hình, tạo vùng nguyên liệu tập trung, có chất lượng đồng đều, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, của các công ty, doanh nghiệp.
Cùng đó, tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho các nông sản chủ lực địa phương để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Trí (TTXVN)
Nguồn tin: baotintuc.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã