Cuộc vận động thể hiện sự đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận theo phương châm đưa công tác Mặt trận về với cơ sở, địa bàn dân cư. Thông qua cuộc vận động, thúc đẩy nhiều phong trào thi đua ở cộng đồng dân cư trong cả nước. Cuộc vận động đã thúc đẩy vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự gương mẫu của đảng viên, vai trò quản lý của chính quyền cơ sở, vai trò của Mặt trận. Công tác giám sát cán bộ, đảng viên ở cộng đồng dân cư được thực hiện tốt. Nhân kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18-11) hằng năm, hơn 100 nghìn khu dân cư trong cả nước tổ chức 'Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân tộc', góp phần xây dựng khối Ðại đoàn kết toàn dân tộc từ mỗi cộng đồng dân cư và trên khắp mọi vùng, miền của đất nước và gắn liền với xây dựng nông thôn mới.
Ngày 16-4-2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 491/QÐ-TTg, ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí. Xây dựng mô hình nông thôn mới bao gồm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập bình quân đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội.
Hiện nay đã triển khai Chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới tại 11 xã trên toàn quốc theo bộ tiêu chí nông thôn mới được gần hai năm. Một số xã đã 'thay da đổi thịt' nhờ chương trình này. Tuy nhiên, đến nay, mức độ đạt được ở các vùng có khác nhau. Một số xã đồng bằng như ở Nam Ðịnh, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, mức độ đạt được 16-17 tiêu chí; nhưng các xã vùng núi chỉ đạt 4-5 tiêu chí như ở tỉnh Ðiện Biên.
Trong quá trình thực hiện thí điểm xây dựng nông thôn mới, khó khăn lớn nhất là công tác quy hoạch nông thôn mới theo sản xuất hàng hóa tập trung dựa trên cơ sở hạ tầng hiện đại. Lâu nay, các cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương thường làm thiếu quy hoạch, chắp vá. Cần lấy quy hoạch toàn diện làm căn bản, lâu dài để bảo đảm cho sự phát triển nông thôn cả về sản xuất hàng hóa lẫn đời sống văn hóa, vật chất. Khó khăn thứ hai là vấn đề nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, người dân băn khoăn là ngoài kinh phí Nhà nước hỗ trợ, nông dân không có điều kiện để đóng góp. Do đó, chính sách về nguồn lực cũng rất quan trọng.Việc thay đổi nhận thức của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới cũng gặp khó khăn...
Cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động trên cơ sở bổ sung nội dung, tiêu chí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huy động mọi nguồn lực nhằm bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo. Bảo đảm sự lãnh đạo của Ðảng đi đôi với không ngừng đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của MTTQ các cấp, cùng chính quyền chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhân dân. Cần nhân rộng bài học kinh nghiệm về kiên trì đưa công tác mặt trận đến khu dân cư, đến với từng gia đình, tiếp xúc với từng người, bám sát cuộc sống của nhân dân. Các bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, cơ sở tăng cường công tác vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 1869/CT-TTg ngày 10-10-2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phối hợp với Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đẩy mạnh cuộc vận động 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư' trong giai đoạn mới.
Theo nhandan.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã