Mô hình giảm lượng giống gieo sạ tăng hiệu suất sử dụng phân bón tại Vĩnh Long đạt kết quả tốt |
Chương trình này có mục đích chính là giảm mạnh lượng hạt giống sử dụng khi gieo sạ lúa mà vẫn đảm bảo năng suất, hiệu quả kinh tế cho nông dân. Quá trình thực hiện cho thấy, chương trình giúp nông dân tiết kiệm chi phí và gia tăng đáng kể hiệu suất sử dụng phân bón.
Năm 2016, Bộ NN-PTNT đã có văn bản chỉ đạo về việc giảm lượng giống gieo sạ tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Điều này xuất phát từ thực tế là nông dân ở các tỉnh, TP phía Nam vẫn còn sử dụng lượng giống gieo sạ quá lớn trong sản xuất lúa. Riêng ở ĐBSCL, lượng giống sử dụng phổ biến ở mức 120 - 150kg/ha. Có những nơi, nông dân sử dụng tới 200kg/ha. Trong khi đó, các nghiên cứu khoa học cho thấy, để đạt được hiệu quả tốt nhất trong sản xuất lúa, chỉ cần sử dụng từ 80 - 100kg lúa giống/ha.
Trong 2 năm qua, chương trình giảm giống gieo sạ đã có được những hiệu quả thiết thực tại nhiều địa phương. Đặc biệt, việc giảm lượng giống lúa gieo sạ đã giúp cho nông dân sử dụng phân bón, thuốc BVTV… một cách hiệu quả hơn hẳn so với trước đây nhờ đã tiết kiệm và nâng cao được hiệu suất sử dụng những loại vật tư quan trọng này trong suốt quá trình canh tác.
Theo Cục Trồng trọt, trong năm 2017, tại tỉnh Tiền Giang, mô hình đã triển khai thực hiện trong vụ Hè Thu và Thu Đông, quy mô 30ha ở ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông. Mô hình gieo sạ với lượng giống 80kg/ha, giảm 70 - 100kg/ha so với đối chứng. Năng suất lúa của mô hình cao hơn đối chứng 0,4 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn 6,7 triệu đ/ha/vụ nhờ tiết kiệm chi phí giống, phân bón (phân đạm), thuốc BVTV, công chăm sóc. Hiện mô hình đang tiếp tục duy trì và nhân rộng trong vụ Hè Thu và Thu Đông 2018 tại các huyện phía Đông của tỉnh.
Tại huyện An Biên, An Giang, đã thực hiện mô hình 30ha, sản xuất giống lúa OM 4900, gieo sạ thưa mật độ 80kg/ha. Năng suất lúa đạt 6,5 tấn/ha. Kết quả thực hiện cho thấy chi phí sản xuất giảm, năng suất tăng từ 0,2 - 1 tấn/ha; hiệu quả kinh tế tăng từ 3,5 - 10,5 triệu đ/ha. Bên cạnh đó góp phần giảm số lần sử dụng thuốc BVTV, giảm bón thừa phân đạm, giảm ô nhiễm môi trường và thay đổi dần các tập quán canh tác lạc hậu.
Vụ Đông Xuân 2017 - 2018 mô hình tiếp tục triển khai với mật độ sạ 80 - 100kg/ha trên diện tích 150ha. Nông dân áp dụng tốt quy trình “1 phải 5 giảm”, giảm chi phí mua lúa giống, tiết kiệm tiền phân bón, giảm số lần phun thuốc BVTV từ 2 - 3 lần/vụ, áp dụng tưới ngập khô xen kẽ nên giảm số lần bơm từ 1 - 2 lần/vụ, hạn chế thấp nhất thất thoát sau thu hoạch và tăng năng suất lúa bình quân so với ngoài mô hình là 300kg/ha.
Trong năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai xây dựng 330 ha mô hình giảm lượng giống gieo sạ (chỉ gieo 80kg/ha) thực hiện 2 vụ liên tiếp ở 11 tỉnh. Quy trình kỹ thuật áp dụng trên nền tảng kỹ thuật canh tác lúa “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”.
Kết quả qua 2 vụ sản xuất, năng suất lúa trung bình đạt 6 tấn/ha, cao hơn bên ngoài mô hình 0,44 tấn/ha. Chi phí giảm (giống, phân bón, BVTV) thấp hơn bên ngoài mô hình bình quân 3.585.000 đ/ha và tương ứng tỷ lệ giảm chi phí sản xuất 18,4% so với ngoài mô hình. Hiệu quả kinh tế ruộng mô hình cao hơn ngoài mô hình bình quân 6.347.000 đ/ha/vụ.
Theo Th.S Lê Thanh Tùng, Trưởng Văn phòng phía Nam của Cục Trồng trọt, chi phí cho phân bón đều giảm ở tất cả các mô hình, bởi áp dụng các kỹ thuật canh tác “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, trong đó có giảm lượng phân bón. Nhưng quan trọng hơn là việc giảm lượng giống gieo sạ đã làm tăng đáng kể hiệu suất sử dụng phân bón trong sản xuất. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã