Học tập đạo đức HCM

Giàu nhờ biết 'liệu cơm gắp mắm'

Thứ tư - 30/08/2017 06:26
Nếu cần cù chịu khó, có tính sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thì chẳng cần phải đất đai mênh mông, vẫn có thể làm giàu.

Ông Nhữ Đăng Ổn, 68 tuổi, ở ấp Suối Cam, xã Tiến Thành, TX Đồng Xoài, Bình Phước có thu nhập mỗi năm hơn nửa tỷ đồng từ mô hình vườn - ao - chuồng (VAC).

10-02-52_nh_1
Ông Ổn đang chăm sóc bưởi da xanh

Trước thành quả gia đình ông Ổn đạt được, ai chứng kiến cũng không khỏi thán phục. Quê gốc ở Hà Nam, nhưng do đất chật người đông, không có ruộng, năm 1990, vợ chồng ông quyết định “tha phương”, dắt các con vào Bình Phước lập nghiệp.

“Vào đến đây, chúng tôi gần như chỉ còn 2 bàn tay trắng, vốn liếng chẳng có là bao. Hồi đó vùng này còn hoang vắng lắm, đất rất rẻ mà không có tiền mua. Khi đó, có bao nhiêu vốn liếng tôi vét sạch, vay mượn thêm một ít nữa, mua được 3 sào (3.000m2). Khi có vườn, tôi bắt tay vào cải tạo, trồng cây ăn trái, trồng rau, chăn nuôi heo, gà… mỗi thứ một ít, tích cóp từng đồng. Vậy mà cuộc sống cứ ổn định dần”, ông Ổn tâm sự.

Sau 5 năm định cư ở Suối Cam, ông Ổn đã đủ tiền “tậu” thêm 2ha đất nữa. Lúc này ông mới quyết định đầu tư vào mô hình VAC. Khi đó, cây chủ lực ở vùng này là cao su và điều. Khi thấy ông trồng nhãn da bò, ai cũng ngạc nhiên, nói ông “gàn”, thích khác người.

Ngoài 300 gốc nhãn, ông đầu tư làm 2 sào ao, xây dựng chuồng trại nuôi heo, lúc đầu vốn chưa nhiều ông mua được 6 con heo nái và xây được 1 ô nuôi heo nhưng do chưa có kinh nghiệm nên việc chăn nuôi không có hiệu quả.

“Sau 4 năm, cây nhãn cho trái nhưng giá trị thu được không cao. Lúc đó, tôi cũng nản lắm, nhưng nhất định không chặt bỏ, vì tôi nghĩ có thể do mình chăm sóc chưa đúng kỹ thuật chứ không phải do giống, vì giống này tôi về tận Bến Tre, đến vựa cây giống uy tín dưới đó tuyển về mà”, ông Ổn nhớ lại.

Những ngày sau đó, ông Ổn bắt đầu dành thời gian mày mò tìm hiểu, nghiên cứu áp dụng nhiều biện pháp khoa học - kỹ thuật trong canh tác, chăn nuôi heo theo hướng trang trại. Kết hợp tận dụng phụ phẩm thức ăn để nuôi cá, trồng nhãn theo hướng an toàn...

Ngoài việc học hỏi trên các phương tiện sách báo, ông còn tìm đến những trang trại lân cận để học hỏi cách làm tiêu biểu. Tham gia các buổi tập huấn do Hội Nông dân tổ chức để học hỏi kinh nghiệm. Bằng hình thức lấy ngắn nuôi dài, ông đầu tư dần, ít một.

Song song đó, ông không ngừng tìm tòi, học hỏi kiến thức chăn nuôi heo, cá, và chăm sóc cây ăn trái. Riêng chăn nuôi heo, ông đầu tư thời gian tìm hiểu kỹ về kỹ thuật chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường thông qua hệ thống hầm biogas. 2 năm sau, mô hình của gia đình ông Ổn bắt đầu khởi sắc.

Hiện mô hình VAC của ông Ổn đã rất ổn định với 300 gốc nhãn, 20 gốc bưởi da xanh và 2.000m2 ao nuôi cá. Còn diện tích chuồng trại gần 200m2 nuôi từ 50 - 70 con heo thịt.

10-02-52_nh_2
Ông Ổn đang chăm sóc đàn heo của gia đình

Với 300 gốc nhãn, năm nay được mùa cộng với giá cả ổn định, gia đình ông thu được gần 400 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn trồng 20 cây bưởi da xanh hằng năm cũng thu về khoảng 40 triệu đồng và chưa kể nguồn thu từ ao cá, đàn heo 50 con, đàn gà hàng trăm con...

Ngoài thu nhập khá, gia đình ông chỉ mua gạo, mắm muối, gia vị, còn lại mọi thứ khác ông đều tự túc. Khi tôi hỏi thu nhập chính xác là bao nhiêu, ông Ổn cười, đáp: “Sau khi trừ chi phí sản xuất ước còn lãi hơn 450 triệu đồng/năm.

Chia sẻ về những kinh nghiệm làm ăn thành công của mình, ông Ổn cho biết, là một nông dân, làm cái gì thì làm, trước hết phải tiết kiệm. Thứ hai, tuỳ khả năng tài chính, diện tích đất đai mình có mà làm mô hình nào vừa tầm. Nếu không có thì theo công thức “lấy ngắn nuôi dài”, hay nói như ông bà ta là “liệu cơm gắp mắm”.

Sau đó phải biết trồng cây gì, nuôi con gì để phù hợp với điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng của địa phương và mạnh dạn mở rộng quy mô, phát triển đa dạng các loại hình sản xuất. Điều quan trọng nữa là phải nắm vững kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Như vậy chắc chắn sẽ thành công thôi.

“Ông Ổn là người cần cù chịu khó, ý chí đáng nể, từ chỗ không có gì, vốn liếng không, kiến thức làm kinh tế cũng không, vậy mà ông tự mày mò, học hỏi để trở thành nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh 5 năm liền. Rất đáng để mọi người học hỏi”, ông Lê Văn Nhơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tiến Thành.

Tác giả bài viết: HỒNG THUỶ

Nguồn tin: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập240
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại815,390
  • Tổng lượt truy cập90,878,783
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây