Tham dự Hội thảo có khoảng 200 đại biểu đến từ Văn phòng Chính phủ; các bộ, ngành Trung ương; TP.Đà Nẵng và các địa phương ven biển, các ngân hàng, công ty đóng tàu…
Đứng trước những vấn đề đặt ra của Nghị định 67, Hội thảo nhằm thảo luận, trao đổi để chia sẻ thông tin, tiếp thu ý kiến của các đại biểu cũng như bà con ngư dân, cùng nhau tìm ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, bất cập.
Ông Lại Xuân Môn, Phó Chủ tịch hội Nông dân Việt Nam cho biết, trước yêu cầu thực tiễn đặt ra, năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản nhằm hỗ trợ, động viên, khuyến khích ngư dân vươn khơi bám biển. Theo đó, Nhà nước đã dành chính sách ưu đãi đặc biệt để hỗ trợ ngư dân đóng những con tàu vỏ thép hiện đại phục vụ cho công tác đánh bắt thủy hải sản xa bờ.
Và thực sự Nghị định 67 là chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước mang tính đột phá, đồng bộ, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đông đảo ngư dân. Những quả ngọt mà Nghị định 67 mang lại góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tái cơ cấu ngành theo hướng phát triển bền vững.
Toàn cảnh buổi hội thảo. |
Theo đó, đã có 27/28 tỉnh, thành phố ven biển phê duyệt danh sách các chủ tàu đủ điều kiện vay vốn để đóng mới, nâng cấp tàu cá. Thực hiện theo nghị định trên, Nhà nước đã dành chính sách ưu đãi đặc biệt để hỗ trợ ngư dân đóng những con tàu vỏ thép hiện đại, phục vụ cho công tác đánh bắt thủy hải sản xa bờ. Hiện, đã có 1.510 con tàu được đóng mới, tổng số tiền cam kết cho vay đóng mới tàu cá là 9.931 tỷ đồng và đã giải ngân cho vay được 9.012 tỷ đồng, dư nợ đạt 8.838 tỷ đồng. Chưa hết, ở nhiều tỉnh thành ngư dân phấn khởi ra khơi với những con tàu vỏ thép mới cứng, nhờ vậy, sản lượng thu hoạch, độ an toàn cũng tăng vượt bậc.
Đi kèm với thành quả đó, còn nhiều vướng mắc, khó khăn khi thực hiện chưa đồng bộ nghị định này của nhiều đơn vị, ban, ngành khiến ngư dân ngậm ngùi vướng quả đắng. Đó là câu chuyện hiện có 40 tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 của ngư dân các tỉnh Bình Định, Thanh Hóa, Phú Yên và Quảng Nam bị hư hỏng sau khi mới đưa vào sử dụng, gây thiệt hại, nợ nần cho ngư dân. Nhiều ngư dân phải đâm đơn kiện ra tòa vì bất đắc dĩ. Chính những việc thực hiện chưa đúng tinh thần của Nghị định 67 đã gây hoang mang trong dư luận, làm sai lệch chủ trương đúng đắn. Những khó khăn, bất cập nhất định cần phải được xem xét một cách nghiêm túc.
Ông Lưu Văn Huy, Cục trưởng cục Kiểm ngư - bộ NN&PTNT đặt vấn đề, trong tình hình biển Đông có những diễn biến phức tạp, các nước trong khu vực tăng cường các chính sách an ninh, quốc phòng thì việc hiện diện của đội tàu cá được Nghị định 67 hỗ trợ có ý nghĩa hết sức quan trọng, khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Trong thời gian tới, cùng với lực lượng thực thi pháp luật khác như cảnh sát biển, biên phòng, lực lượng Kiểm ngư sẽ tiếp tục đồng hành cùng với ngư dân tham gia tuần tra, kiểm soát thực thi pháp luật thủy sản; đồng thời hỗ trợ ngư dân và tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Được biết, hiện bộ NN&PTNN đang khẩn trương xây dựng dự thảo lấy ý kiến về bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định 67 và dự kiến sẽ ban hành vào cuối năm 2017, có hiệu lực từ 1/1/2018.
Nguyễn Huy – Nhâm Thân/ Người đưa tin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã