Học tập đạo đức HCM

“Giữ rừng là giữ cuộc sống ngày mai...”

Chủ nhật - 02/08/2015 23:09
Đó là lời tâm sự rất chân thành của anh nông dân Lò Văn Hội - dân bản Huổi Cò, xã Phìn Giàng, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

Điện Biên Đông là dải đất phía đông của tỉnh Điện Biên, có tới gần 130.000ha rừng. Đây là những cánh rừng còn khá tươi tốt, góp phần rất lớn vào sự xanh – sạch – đẹp của môi trường địa phương hiện nay. Nhưng việc bảo vệ những cánh rừng này ở Điện Biên Đông cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Anh Lò Văn Thanh - cán bộ kiểm lâm tỉnh Điện Biên, tâm sự: Đây là một trong những huyện nghèo của cả nước. Cư dân hầu hết là đồng bào dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú, Sinh Mun, Lào… nên đời sống vật chất và trình độ dân trí còn có những hạn chế nhất định. Bởi thế, dù rất gắn bó với rừng nhưng việc bảo vệ, phát triển vốn rừng với bà con còn có những bất cập không nhỏ.

“Giữ rừng là giữ cuộc sống ngày mai...” - 1

Dù vẫn còn không ít những căn nhà tạm nhưng bà con các dân tộc ở bản Na Son, xã Na Son, huyện Điện Biên Đông vẫn không lợi dụng sửa nhà cửa để phá rừng bừa bãi. Ảnh: K.T

Anh Thanh ví dụ về mấy năm trước, khi Nhà nước có chính sách hỗ trợ người dân xóa nhà tạm, thế là người dân “tranh thủ phá rừng”. “Lúc ấy, chúng tôi giằng co trong tư tưởng lắm. Nếu thực thi nghiêm nghĩa vụ kiểm lâm thì nhiều người dân bị khởi tố. Nhưng rồi chúng tôi xác định: Phải tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể để cùng phối hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân, giúp họ hiểu rõ rừng những cánh rừng này là vốn quý về môi trường của Điện Biên, của Tây Bắc.

Chính vì còn rừng già với cây xanh nhiều nên rừng ở Điện Biên Đông không chỉ còn nhiều gỗ to, gỗ quý mà còn có khá nhiều động vật rừng đang sinh tồn, phát triển. Nhu cầu nguời dân cần tu sửa nhà cửa để nâng cao chất lượng cuộc sống là hợp tình, hợp lý nhưng phải làm đơn đưa ra chính quyền bản, xã xem xét, phê duyệt. Có như thế mới tránh được kẻ xấu lợi dụng phá rừng và bảo tồn được vốn rừng phòng hộ, những giống cây, động vật quý, hiếm…” – anh Thanh kể

"Nhưng nay thì bà con đã nghĩ khác, không chỉ chung tay bảo vệ vốn rừng mà còn tham gia trồng rừng nữa đấy. Với người Mông chúng tôi, việc biết bảo vệ rừng và trồng rừng là một tiến bộ vượt bậc trong nhận thức”. 

Anh Giàng A Tùng

 

Đến với những cánh rừng ở các xã: Keo Lôm, Mường Luân, Na Son… chúng tôi thấy rõ sự chung tay bảo vệ của người dân nơi đây. Anh Lò Văn Hội - dân bản Huổi Cò, xã Phìn Giàng, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, cho biết: Những năm gần đây, cán bộ kiểm lâm đã hướng dẫn chúng tôi thành lập những tổ, đội bảo vệ rừng, gồm những người trẻ, khỏe, có trách nhiệm để tham gia tuần tra, canh gác, sẵn sàng báo tin và ứng cứu rừng. Chúng tôi được tập huấn, được trao đổi về những kiến thức pháp luật bảo vệ rừng, những nguồn lợi mà rừng mang lại cho con người… Rừng cũng đã được phân chia và giao cho các hộ, các nhóm hộ, nhóm bản nên việc bảo vệ đã tốt hơn nhiều.

Cùng bản với anh Hội là anh Cút Văn Dân - người Khơ Mú, anh bảo: Tôi là hộ nghèo, trong diện được hỗ trợ làm nhà theo Chính sách 167. Nhưng các anh thấy đấy, tôi cũng chỉ làm đơn xin một vài cây rừng để thay mấy cái cột nhà bị hỏng thôi. Những cái gì của nhà cũ còn dùng được là tôi dùng lại chứ không hạ cây lấy gỗ mới. Ở đây, bây giờ ai cũng biết là phải giữ rừng rồi.  

 
Kiều Thiện
nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập150
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm149
  • Hôm nay31,580
  • Tháng hiện tại976,644
  • Tổng lượt truy cập91,040,037
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây