Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong 2018, Sở đã phối hợp với các xã, hợp tác xã tổ chức được 4 lớp tập huấn cho hơn 200 lượt cán bộ, nông dân tại 2 xã: Đại Thành (huyện Quốc Oai) và An Thượng (huyện Hoài Đức) với các nội dung: Tập huấn kỹ thuật thâm canh cây nhãn chín muộn theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển; tập huấn kỹ thuật thâm canh cây nhãn chín muộn theo VietGAP.
Năm 2018 năng suất nhãn chín muộn tăng vượt trội so với các năm trước. (Ảnh Hà Nội mới) |
Qua các lớp tập huấn kỹ thuật, quản lý đã giúp cán bộ, nông dân từng bước nâng cao nhận thức, tay nghề về lựa chọn giống, phân bón, kỹ thuật bón phân cho từng cây, từng giai đoạn sinh trưởng; nhận biết và phòng trừ sâu bệnh hại đạt hiệu quả cao; kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán, khoanh vỏ, kích thích ra hoa, chống rụng quả, tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời, qua tập huấn đã đào tạo, huấn luyện cán bộ, nông dân có tư duy, trình độ, năng lực mới trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, để chủ động sản xuất và xử lý các tình huống bất lợi diễn ra trong quá trình sản xuất, đảm bảo quá trình sản xuất thuận lợi, để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trồng, thâm canh cây ăn quả trên đơn vị ha canh tác.
Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã triển khai thực hiện Thực nghiệm một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất nhãn chín muộn tại Hà Nội như: hỗ trợ mô hình với tổng diện tích là 2 ha; tổ chức tập huấn, mời chuyên gia tọa đàm hàng tháng để thống nhất các biện pháp kỹ thuật áp dụng với vườn nhãn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng theo hướng an toàn. Nhờ đó, tại một số vườn mô hình áp dụng theo quy trình kỹ thuật chăm sóc nhãn và hướng dẫn của tổ chuyên gia, nhiều cây nhãn chín muộn đã có khả năng sinh trưởng phát triển khá tốt, quả to, mã quả đẹp và ít bị sâu bệnh gây hại.
Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng tích cực triển khai các biện pháp hỗ trợ chế phẩm Nano Bạc, bao bì, tem nhãn, túi đựng sản phẩm trong chương trình hỗ trợ thí điểm chuỗi cửa hàng trái cây cho các hộ trồng nhãn chín muộn; Hỗ trợ tuyên truyền phát triển sản xuất, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc sản “Nhãn chín muộn”…
Năm 2018 với tổng diện tích trồng nhãn là 1.722 ha, sản lượng ước tính đạt 25.000 tấn trong đó: Các giống nhãn như nhãn sớm, nhãn ta, nhãn miền thiết, nhãn thóc chiếm diện tích khoảng 1100ha trồng tại các vùng Sơn Tây, Ba Vì, Mỹ Đức…Còn lại khoảng 600ha là nhãn chín muộn. Hiện nay giống nhãn chín muộn tại Hà Nội chủ yếu gồm 2 giống nhãn HTM1 và HTM2 tập trung tại các huyện Quốc Oai, Hoài Đức và rải rác tại một số huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ba Vì, Đan Phượng… Theo quy hoạch đến năm 2020, một số vùng sản xuất nhãn chín muộn tập trung tại Hà Nội: Vùng Nhãn ven sông Đáy thuộc huyện Quốc Oai: Xã Đại Thành, diện tích năm 2018: 165 ha. Đến năm 2020 diện tích đạt 200ha; Vùng Nhãn ven sông Đáy thuộc huyện Hoài Đức, bao gồm các xã An Thượng, Đông Lao, Song Phương, DT QH đến năm 2017: trên 160 ha. Đến năm 2020 diện tích đạt 250ha; Vùng Lam Điền, Thụy Hương - huyện Chương Mỹ: Diện tích quy hoạch 100 ha. |
Mai Quý/ Lao động thủ đô
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã