Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ chính sách hỗ trợ sản xuất rau an toàn tập trung

Thứ hai - 13/08/2018 21:19
Phát triển sản xuất rau an toàn tập trung là một trong những định hướng trọng điểm của đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nhằm hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Sản xuất rau an toàn trong nhà lưới ở xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa). 

Những năm qua, tỉnh, các địa phương đã có những chính sách hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất rau an toàn tập trung, mang lại lợi ích cao hơn cho người sản xuất và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.

Thực hiện chương  trình phát triển vùng rau an toàn và sản xuất hàng hóa, huyện Hoằng Hóa đã phê duyệt đề án sản xuất rau an toàn tập trung với diện tích 78,6 ha tại các xã Hoằng Xuân, Hoằng Giang, Hoằng Trinh, Hoằng Hợp, Hoằng Kim, Hoằng Trạch... Đến nay, diện tích sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện có 42,5 ha được Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp giấy chứng nhận VietGAP. Trong đó, huyện đã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với 28,5 ha sản xuất rau ngoài trời và 25.000 m2  nhà lưới với tổng kinh phí là 6,172 tỷ đồng. Hiện huyện đang tiếp tục triển khai đối với 10 ha ngoài trời và 8.000m2 nhà lưới sản xuất rau an toàn, tại các xã: Hoằng Kim 4 ha, Hoằng  Trinh  3 ha, Hoằng Giang 3 ha và 5.000m2 nhà lưới, Hoằng Hợp  3.000m2 nhà lưới. Huyện Hoằng Hóa phấn đấu đến năm 2020, có 200 ha rau an toàn tập trung được sản xuất theo quy trình VietGAP và các sản phẩm được tiêu thụ dưới dạng có thương hiệu. Huyện đang tập trung chỉ đạo thực hiện dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất; đồng thời kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp, HTX, cá nhân sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Mỗi HTX phải tạo ra sản phẩm đặc trưng, riêng biệt; nhất là sản phẩm sạch, an toàn, hữu cơ, để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Hướng trọng tâm hỗ trợ sản xuất sạch theo quy trình và sơ chế, quảng bá, giới thiệu sản phẩm có thương hiệu để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh hỗ trợ kinh phí một lần xây dựng kết cấu hạ tầng vùng sản xuất tập trung; nhà sơ chế đóng gói sản phẩm rau an toàn với mức 170 triệu đồng/ha đối với đồng bằng, 200 triệu đồng/ha đối với vùng miền núi; hỗ trợ kinh phí thuê chứng nhận VietGAP cho rau an toàn 7 triệu đồng/ha; hỗ trợ hàng năm cho thuê kiểm soát chất lượng và dán tem với mức 16 triệu đồng/ha đối với đồng bằng, ven biển, 18 triệu đồng/ha đối với miền núi; hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà lưới với mức 50.000 đồng/m2; hỗ trợ kinh phí thuê hoặc xây dựng cửa hàng kinh doanh rau an toàn với mức 50 triệu đồng tại thị xã, thành phố; 30 triệu đồng tại các xã, thị trấn. Trong năm 2017, toàn tỉnh hỗ trợ 41 ha sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh; sản xuất trong nhà lưới 50.500 m2; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho 17 cửa hàng kinh doanh rau an toàn... với kinh phí hỗ trợ 11,515 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, đã có 16/20 huyện, thị xã, thành phố phân bổ kinh phí triển khai thực hiện hỗ trợ hạ tầng sản xuất rau an toàn với tổng kinh phí 14,852 tỷ đồng.

Trong thời gian tới, các địa phương trong tỉnh tiếp tục rà soát các vùng được quy hoạch sản xuất rau an toàn tập trung, thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ gắn với khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp tham gia thu mua sản phẩm và đầu tư vào sản xuất rau an toàn. Cùng với đó, tiếp tục đầu tư  phát triển kết cấu hạ tầng tại các vùng sản xuất rau an toàn tập trung. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp khoa học công nghệ về giống, về kỹ thuật canh tác, như: Sản xuất rau áp dụng công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới; tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, phân bón qua lá; tưới nước tiết kiệm, sử dụng màng phủ nông nghiệp trong trồng rau... Đồng thời, hỗ trợ nông dân nâng cao nhận thức, thực hiện đúng quy trình sản xuất rau an toàn từ khâu chọn giống, làm đất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến đầu ra cho sản phẩm.

Tác giả bài viết: Lê Hợi

Nguồn tin: baothanhhoa.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập415
  • Hôm nay58,994
  • Tháng hiện tại764,107
  • Tổng lượt truy cập90,827,500
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây