Học tập đạo đức HCM

Hướng tới nền nông nghiệp thông minh

Thứ năm - 22/09/2016 10:21
Sản xuất nông nghiệp bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách đặt ra. Đây cũng là chủ đề chính được nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế trao đổi tại hội thảo “Nghiên cứu cho sự phát triển nông nghiệp bền vững”, được Trường Đại học Trà Vinh phối hợp cùng Viện Nghiên cứu và hợp tác về bảo tồn gen Katki (Hungary) tổ chức vào ngày 22-9, tại thành phố Trà Vinh.

Đối mặt nhiều rủi ro

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Phạm Tiết Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh, tỏ ra vui mừng khi được đón tiếp các nhà khoa học, chuyên gia nông nghiệp đến từ các nước như Hungary, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hoa Kỳ… đã không ngại đường xa để đến với Trà Vinh, đến với nơi vừa bị ảnh hưởng khá nhiều của đợt hạn mặn cách nay vài tháng. Bên cạnh đó, hội thảo còn đón tiếp rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý của các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước, nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp cũng đến dự… Điều đó cho thấy, sự phát triển nền nông nghiệp bền vững, nông nghiệp thông minh đang rất được quan tâm.

Cùng quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Văn Sánh, Giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển ĐBSCL (thuộc Trường Đại học Cần Thơ) đặt câu hỏi: “ĐBSCL có vai trò gì trong việc sản xuất lúa gạo, trái cây và nuôi thủy sản? Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn mặn đã gây ra những hệ lụy gì đối với toàn vùng? Trước thực trạng trên, chúng ta cần giải pháp thế nào để ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm ổn định sản xuất nông nghiệp?”.

 

Quang cảnh hội nghị

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Sánh, vùng ĐBSCL chiếm khoảng 40% GDP về nông nghiệp của cả nước, chiếm 52% sản lượng nông nghiệp, 60% tổng sản lượng thủy sản, 90% lượng gạo xuất khẩu, 75% giá trị xuất khẩu hải sản… Lợi thế là vậy, nhưng hiện nay ĐBSCL là 1 trong 3 đồng bằng bị đe dọa bởi mực nước dâng. Cụ thể, nước mặn năm nay về rất sớm vào tháng 2, kèm theo đó là mặn tấn công sâu vào đất liền từ 60-80km gây thiệt hại nặng nề cho lúa, hoa màu, cây ăn trái…

Trong khi đó, GS.TS Nguyễn Thanh Phương, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng: “Nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản đang gặp khó bởi những tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết bất thường khiến nghêu, tôm, cá… dễ bị bệnh và thiệt hại”.

Tìm hướng đi mới

Các nhà khoa học trong nước và quốc tế nhìn nhận, trước diễn biến của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp sẽ tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp. Vấn đề rõ nhất là trong 6 tháng đầu năm 2016 này, lần đầu tiên ngành nông nghiệp bị tăng trưởng âm 0,18%, sản lượng lương thực bị giảm trên dưới khoảng 1 triệu tấn. Do đó, tìm hướng đi mới để phát triển nền nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan cần được quan tâm đúng mức.

GS.TS Nguyễn Thanh Phương đề xuất, nên xem xét việc đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao; đồng thời có giải pháp nâng cao tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản; chú trọng sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu khó tính.

TS. Nguyễn Văn Hòa, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, nhìn nhận: “Trong điều kiện biến đổi khí hậu và hạn, mặn ngày càng khốc liệt thì việc ứng dụng khoa học công nghệ để giảm thiểu thiệt hại cho cây ăn trái; lai tạo những giống cây chịu hạn, mặn là rất cấp bách. Thời gian qua các nhà khoa học đã nghiên cứu, lai tạo một số giống rau, quả thành công như thanh long ruột đỏ Long Định 1; bưởi đường lá cam ít hạt; cam sành không hạt; nhãn lai LĐ 11; xoài Châu hạng võ; xoài thơm… Đây được xem là tín hiệu tích cực để tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới”.

 

Đoàn chủ tọa hội nghị 

PGS.TS Nguyễn Văn Sánh tỏ ra quan tâm đến việc liên kết sản xuất nông nghiệp, bởi nền kinh tế thị trường chỉ có liên kết mới giảm được chi phí giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ và phát triển chuỗi cung ứng. “Theo đó, Nhà nước tiến hành quy hoạch, quản lý chất lượng bằng thương hiệu và tiêu chuẩn hóa sản phẩm; nhà khoa học làm nhiệm vụ nhân giống mới, chuyển giao công nghệ, hạ chi phí giá thành; nhà nông tăng cường sản xuất theo nhu cầu đặt hàng của doanh nghiệp; nhà doanh nghiệp sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ và kết nối với nông dân để xây dựng vùng sản xuất lớn”.

TS. Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Công ty RYNAN AgriFoods (Trà Vinh), cho biết: “Cần xây dựng nền nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Qua nghiên cứu cho thấy phân bón thường thảy xuống ruộng là tan liền. Phân đạm khi tan ra bị vi khuẩn biến thành muối amonium, nếu đất bị kiềm chút xíu thành khí amoniac bay đi, một số chuyển hóa thành khí nhà kính bốc hơi. Khoảng 60% đạm mất đi do bốc hơi, bị trôi rửa, lúa chỉ hấp thu 40%. Phân kali và phân lân cũng tương tự, bởi khi gặp mưa là trôi xuống sông. Muốn giảm lượng khí nhà kính do nông nghiệp phải có phân bón thông minh hơn. Sau 3 năm qua nghiên cứu, tìm hiểu từ Hoa Kỳ và Israel về cách làm phân bón tan chậm có kiểm soát, những kỹ sư của RYNAN đã tạo ra loại phân bón thông minh với số lượng sử dụng bằng một nửa phân bón bình thường. Thuận lợi là chỉ cần bón phân một lần cùng với lúc xạ lúa (thay vì 3-4 lần như trước đây), sau đó phân sẽ hòa tan ra từ từ theo thời kỳ phát triển của cây lúa. Điều này giúp tiết kiệm lao động mà thu hoạch tăng khoảng 20%. RYNAN đã đầu tư 5 triệu USD để xây dựng nhà máy và dây chuyền sản xuất phân bón thông minh thân thiện với môi trường…”.

Theo TS Nguyễn Thanh Mỹ, phân bón thông minh được triển khai tại 5 hộ dân của HTX Tiến Cường (Đồng Tháp) với diện tích 1ha lúa. Qua thời gian thực hiện, đa số nông dân nhận thấy ưu điểm của ruộng sử dụng phân bón thông minh so với ruộng đối chứng, là lượng phân bón tiết kiệm được gần 50%. Ngoài ra, cây lúa không bị đổ ngã, tỷ lệ hạt chắc nhiều, năng suất đạt cao, tỷ lệ sâu bệnh giảm, giảm phát thải khí nhà kính.

Tới đây, RYNAN sẽ xây dựng mô hình “cánh đồng thông minh” quy mô lớn. Ở đó, nhiều khâu sản xuất sẽ tự động hóa bằng việc ứng dụng internet vạn vật và điện toán đám mây. Sản phẩm được đóng gói bằng bao bì thông minh và bán hàng thông qua điện thoại smartphone… 

Theo SaiGonDautu

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập459
  • Hôm nay91,502
  • Tháng hiện tại796,615
  • Tổng lượt truy cập90,860,008
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây