Học tập đạo đức HCM

Khóc và cười sau chuyến biển đầu năm

Thứ tư - 08/02/2017 10:55
Cùng đón tết trên biển để mưu sinh, thế nhưng các ngư dân Bình Định lại lâm vào những cảnh ngộ khác nhau. Trong khi nghề câu cá ngừ đại dương trúng đậm “lộc” biển, thì ngư dân làm nghề lưới vây (cá ngừ sọc dưa) lại lâm vào cảnh thua lỗ vì đánh bắt không hiệu quả.

Nỗi buồn sau tết

Trưa ngày 6.2, chiếc tàu mang số hiệu BĐ 96999 TS 400CV của ngư dân Huỳnh Văn Đỏ (SN 1977, trú xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) cập cảng cá Quy Nhơn, với khuôn mặt mệt mỏi, buồn bã của 12 thuyền viên. Không còn không khí khẩn trương đưa hải sản lên bờ tiêu thụ như những chuyến biển trước, vì chuyến biển lần này không thành công. Ngư dân Đỏ cho hay: “Tàu chúng tôi đi đánh bắt bằng nghề lưới vây từ ngày 17.1 tại ngư trường Trường Sa. Ăn tết trên biển, nhưng năm nay gió lớn quá nên tàu chỉ đánh bắt được 5 tấn cá ngừ sọc dưa, trong khi đó mọi năm đều chở ít nhất cũng 30 tấn/chuyến. Lần đầu tiên trong đời, tôi đón cái tết buồn bã đến thế”.

 khoc va cuoi sau chuyen bien dau nam hinh anh 1

Ngư dân Bình Định đưa hải sản về bờ sau những ngày đánh bắt xuyên tết.  Ảnh: Dũ Tuấn 

Theo Sở NNPTNT tỉnh Bình Định, có 954 tàu cá với 9.552 ngư dân địa phương này đã sắm tổn vươn khơi khai thác thủy sản ở những vùng biển xa và đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 trên biển. 

Theo ngư dân Đỏ, hiện nay giá bán cá ngừ sọc dưa tại cảng chỉ được 19.000 đồng/kg. Vì vậy, chuyến biển này tàu của ông chỉ thu về được  hơn 80 triệu đồng, trong khi phí tổn chuyến biển lên đến 150 triệu đồng.

“Năm ngoái, sau khi trừ chi phí thì mỗi thuyền viên đều cầm trong tay 8 triệu đồng. Năm nay thì lỗ nặng, điều đáng buồn là anh em theo tôi ăn Tết xa nhà nhưng kết quả không được như mong muốn”- ngư dân Đỏ chia sẻ.

Không giấu được nỗi buồn, ngư dân Đặng Văn Vin (49 tuổi) ngồi cúi mặt than vãn: “Gió lớn nên đánh bắt không được gì cả, đá ướp cá còn đến 4 hầm chưa được dùng đến. Trong khi đó, năm nay nghề câu cá ngừ đại dương lại được mùa. Nghề này là biển giả mà, lúc được lúc mất, hên xui”.

Gạt giọt mồ hôi trên đôi gò má nhăn nhúm, ông Vin nói sang chuyển khác để quên đi nỗi thất vọng. Ông bảo: “Ngư dân chúng tôi đón tết ở Trường Sa vui lắm. Giờ giao thừa cũng có bánh mứt, không khí rất ấm cúng… anh em bạn thuyền quây quần bên nhau chúc tết và kể chuyện tiếu lâm”.

Mang “lộc” về bờ, đón tết muộn 

 khoc va cuoi sau chuyen bien dau nam hinh anh 2

  Tàu lỗ đến gần 80 triệu đồng, ngư dân Đặng Văn Vin (49 tuổi) và bạn tàu buồn bã khi đưa cá từ hầm đá lên bờ.  Ảnh: Dũ Tuấn 

Trong khi nhiều ngư dân đánh bắt bằng nghề lưới vây không hiệu quả vì gió lớn thì nghề câu cá ngừ đại dương lại trúng đậm “lộc” biển. Ông Nguyễn Chí Công- Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn cho hay: “Hiện tại, ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương đã vào bờ với số lượng 480 tàu/ 800 tàu, sản lượng khai thác bình quân đạt khoảng 2,5 tấn/ tàu, có tàu đạt đến 4 tấn. Giá cá ngừ đại dương ở mức 90.000 - 100.000 đồng/kg, khá ổn định nên nhiều tàu có lãi lớn”.

Chủ tàu cá mang số hiệu BĐ 96966TS là ông Nguyễn Minh (trú xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn) cho biết: “Sau nhiều ngày đánh bắt xuyên tết trên biển, tàu tôi cập bến mang theo 89 con cá ngừ đại dương. Với chuyến đi biển dài gần 20 ngày, tôi bán “lộc” biển được 340 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, còn lại gần 200 triệu đồng, đủ để chia cho anh em”.

Chung niềm vui, ngư dân Lê Xô (trú thôn xã Tam Quan Bắc) chia sẻ: “Tàu của tôi đánh bắt được hơn 100 con cá ngừ đại dương, các khoang chứa đầy ắp cá nên các anh em vào bờ sớm hơn dự kiến. Mỗi bạn thuyền được chia hơn 20 triệu đồng. Đây là niềm vui để anh em về nhà ăn tết muộn bên gia đình của mình, sau nhiều ngày lao động vất vả”.

Ông Trần Văn Phúc- Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bình Định cho biết: “Hiện nay, nhiều tàu cá khai thác cá ngừ đại dương đã cập bờ, bình quân mỗi tàu từ 2-2,5 tấn. Có tàu thu lãi hàng trăm triệu đồng”.

Tác giả bài viết: Dũ Tuấn

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập311
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm309
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại805,019
  • Tổng lượt truy cập90,868,412
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây