Học tập đạo đức HCM

Lạm dụng chất cấm trong chăn nuôi: Chưa có thuốc đặc trị

Thứ năm - 08/09/2016 23:59
Cùng với việc tiếp tục phát giác tình trạng sử dụng chất cấm Salbutamol ở một số địa phương, mới đây, lực lượng chức năng còn phát hiện hoạt chất mới là Systeamine được sử dụng để tạo nạc trong chăn nuôi.
Kiểm tra là thấy vi phạm
Tiếp tục chương trình kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi, trong tháng 8/2016, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã tiến hành lấy 312 mẫu thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và nước tiểu lợn để kiểm tra. Kết quả phát hiện 1 mẫu dương tính với chất cấm Salbutamol tại hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở Bình Định.
Trước đó, trong tháng 7, qua phân tích 350 mẫu TĂCN và nước tiểu cũng phát hiện 8 mẫu dương tính với Salbutamol tại hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở 3 tỉnh Bình Dương, Hưng Yên, Bình Định. Hành vi sử dụng chất cấm là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mua trực tiếp Salbutamol về trộn vào TĂCN hoặc hòa vào nước uống cho vật nuôi.
Kiểm tra sản phẩm thịt tại chợ Phùng Khoang, quận Nam Từ Liêm. Ảnh: Quang Thiện
Kiểm tra sản phẩm thịt tại chợ Phùng Khoang, quận Nam Từ Liêm. Ảnh: Quang Thiện
Đánh giá mới nhất của Thanh tra Bộ NN&PTNT cũng cho thấy, dù Bộ cũng như các địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ, song qua kiểm tra vẫn phát hiện hành vi sử dụng chất cấm ở một số tỉnh, TP như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Định, Bình Dương, Hưng Yên. Đối với những vụ việc phát hiện chất cấm trong chăn nuôi, Thanh tra Bộ NN&PTNT trực tiếp phối hợp với địa phương tiến hành xử lý, xử phạt và tiêu hủy. Điển hình là tiêu hủy 83 con lợn tại TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang 14 con, Vĩnh Long 27 con, Hà Nội 7 con (nguồn gốc từ Hưng Yên đưa vào giết mổ)…
Bên cạnh Salbutamol, lực lượng chức năng còn phát hiện nhiều trường hợp sử dụng hóa chất công nghiệp độc hại để sản xuất TĂCN. Trong 8 tháng đầu năm 2016, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã tiến hành xử phạt 12 công ty vi phạm với tổng số tiền là 456 triệu đồng. Đáng chú ý, theo ông Nguyễn Văn Việt – Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT, một hoạt chất mới được phát hiện sử dụng trong chăn nuôi là Systeamine - một tiền hooc mon có tác dụng kích thích sinh trưởng và tạo nạc đối với vật nuôi. Chất này đã bị Liên minh châu Âu cấm sử dụng trong chăn nuôi và Việt Nam cũng liệt vào danh mục hóa chất hạn chế sử dụng.
Kiểm soát theo chế độ đặc biệt
Sau gần một năm thực hiện đợt cao điểm hành động vì ATTP trong nông nghiệp và tiếp đó là phong trào “Nói không với chất cấm trong chăn nuôi”, tình hình sử dụng chất cấm đã có chiều hướng giảm đáng kể. Tuy nhiên, ở một số địa bàn chăn nuôi trọng điểm, tình trạng này vẫn chưa được xử lý triệt để. Các đường dây buôn bán chất cấm chưa được “cắt” tận gốc nên Salbutamol vẫn luồn lách vào các trang trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Hơn nữa, sau Salbutamol, Vàng ô (Auramine O), hoạt chất Systeamine tiếp tục trở thành mối lo ngại đối với ngành chăn nuôi Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Văn Việt, việc sử dụng hóa chất công nghiệp vào sản xuất TĂCN một phần do thiếu sự hiểu biết, một phần do cá nhân, tổ chức cố tình sử dụng sai mục đích vì mục tiêu lợi nhuận. Bởi hiện tại, giá hóa chất công nghiệp chỉ bằng 1/2 giá của nguyên liệu cùng loại dùng để sản xuất TĂCN. Trước đây, các cơ quan quản lý kỳ vọng, khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực, hành vi buôn bán, sử dụng chất cấm sẽ bị xử lý rất nặng, đủ sức răn đe. Tuy nhiên, khi bộ luật này đang tạm lùi thời gian có hiệu lực thì vẫn chưa có chế tài xử phạt mạnh mẽ đối với hành vi buôn bán, sử dụng chất cấm.
Đáng chú ý, mới đây, Bộ Y tế tiếp tục cho phép 2 đơn vị nhập khẩu Salbutamol để sản xuất thuốc. Ngay sau khi có thông tin này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã ký văn bản đề nghị Bộ Y tế công khai các đơn vị nhập khẩu và kiểm soát Salbutamol theo chế độ đặc biệt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại về hiệu quả của việc kiểm soát và liệu rằng Salbutamol có tiếp tục được “tuồn” ra, sử dụng trong chăn nuôi? Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Trần Quốc Tuấn – Chánh Văn phòng Bộ NN&PTNT cho biết, đối với lĩnh vực chăn nuôi, Bộ đặt ra nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 9 và quý IV/2016 là tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng TĂCN và việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Đồng thời phối hợp với Bộ Y tế giám sát việc nhập khẩu Salbutamol, xử lý việc sử dụng Systeamine trong chăn nuôi.
Thiên Tú
Nguồn: kinhtedothi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập285
  • Hôm nay78,096
  • Tháng hiện tại783,209
  • Tổng lượt truy cập90,846,602
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây