Bên cạnh đó, mở rộng thị trường tiêu thụ và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm từ chăn nuôi (thịt, sữa). Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, nhà nước tiếp tục có chính sách về phát triển chăn nuôi, tránh tụt hậu, nhất là đầu tư công nghệ sản xuất giống bò sữa, bò thịt; quy hoạch về phát triển các vùng chăn nuôi gia súc lớn để đảm bảo phát triển bền vững.
Việt Nam hiện có tổng đàn bò khoảng 5,64 triệu con; trong đó, bò thịt có khoảng 5,36 triệu con và bò sữa khoảng 275 nghìn con. Thời gian qua, Chính phủ có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển chăn nuôi, song tốc độ phát triển còn nhiều hạn chế. Chăn nuôi nông hộ chiếm khoảng 50%, phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm khoảng 60%.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi, một trong những nguyên nhân khiến chăn nuôi gia súc lớn chưa phát triển mạnh là do nền chăn nuôi còn nhỏ lẻ, nằm phân tán dẫn đến việc tùy tiện trong thực hiện quy trình kỹ thuật, nguy cơ cho việc cảm nhiễm bệnh tật cao (thời gian tiêm phòng, thuốc...), tùy tiện trong quá trình phòng dịch tổng hợp (xử lý chuồng trại, dụng cụ, nguồn gốc giống...).
Những năm gần đây đã xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô lớn, theo hướng sản xuất hàng hoá. Song, người chăn nuôi luôn phải đối mặt với khó khăn dẫn đến sức tiêu thụ giảm, thị trường bấp bênh, gây thiệt hại cho người sản xuất.
Để phát triển ngành chăn nuôi gia súc lớn, hướng tới hội nhập ASEAN và TPP, các chuyên gia chăn nuôi cho rằng cần sớm xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về giống, tinh đông lạnh, quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, bò thịt theo hướng chuyên canh. Song song đó, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước tham gia sản xuất giống, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công nghệ xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sữa, thịt để đảm bảo minh bạch và quyền lợi của người sản xuất sữa tươi, thịt bò nội địa, nhà chế biến và người tiêu dùng.
Trang trại Nông nghiệp Edufam (xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ), mô hình trang trại giáo dục chuyên về phát triển nông nghiệp tại Hà Nội. Trang trại này giới thiệu một số mô hình nông nghiệp như mô hình nông nghiệp Thông thường, mô hình nông nghiệp Hữu cơ, mô hình Thông minh, Bền vững và Trường tồn. Các mô hình này mang đến cho học viên, đặc biệt là đối tượng sinh viên, học sinh những kiến thức thực tế về ngành nông nghiệp Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để việc triển khai các giải pháp phát triển ngành chăn nuôi nói chung, ngành gia súc lớn nói riêng tại Việt Nam có hiệu quả hơn trong thời gian tới./.
Theo Cổng thông tin Bộ NN và PTNT
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã