Công nghệ blockchain nâng cao giá trị và chủ động cho nông nghiệp.
Theo các chuyên gia, việc ứng dụng công nghệ blockchain sẽ giúp sản phẩm của Việt Nam giữ vững được thương hiệu, không lo bị trà trộn, giả mạo. Theo đánh giá của giới chuyên gia, đưa công nghệ blockchain vào sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc truy suất nguồn, giúp bà con nông dân biết được thời điểm thu hoạch, biết cách bảo quản, thời gian sử dụng… Và như vậy, sẽ góp phần giúp cho sản phẩm nông sản đảm bảo chất lượng, điều mà trước đây hầu như người nông dân chưa làm được.
Theo ông Bùi Minh Cần, Phó Giám đốc hợp tác xã xoài Mỹ Xương, việc đưa công nghệ blockchain vào sản xuất nông nghiệp đang mang lại nhiều thuận lợi cho sản xuất nông sản. Ông chia sẻ, hợp tác xã có hơn 90 ha xoài. Trước đây, mỗi vụ thu hoạch xoài đều gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ, đặc biệt mặc dù các sản phẩm đã được dán tem xuất xứ, nhưng vẫn thường xuyên bị làm giả tem, điều này khiến cho các sản phẩm xoài của hợp tác xã Mỹ Xương khó được phân biệt rõ ràng trên thị trường. Tuy nhiên, sau khi đưa công nghệ blockchain vào, vấn đề nguồn gốc xuất xứ đã được giải quyết rõ ràng.
Theo ông Cần, khi đưa vào sản xuất, hệ thống quản lý blockchain được kích hoạt thông tin từ thu hoạch, ra đại lý và thông tin không thể thay đổi được, do đó việc làm tem giả mạo không hề đơn giản. Bên cạnh đó, công nghệ này cũng giúp minh bạch hơn trong đổi trả hàng hóa với đại lý và hợp tác xã. Người tiêu dùng chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) để quét mã định danh trên trái xoài có thể biết nguồn gốc, thời điểm thu hoạch, biết cách bảo quan, thời gian sử dụng và thời điểm nào ăn ngon nhất. Những vấn đề đó đều được thể hiện trên con tem dán trên trái xoài.
Giới chuyên gia cho biết, công nghệ blockchain sẽ giúp sản phẩm của Việt Nam giữ vững được thương hiệu, tránh bị giả mạo. Tuy nhiên, theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), ở Việt Nam hiện nay phần lớn chỉ mới biết công nghệ tiên tiến qua tiền mã hóa hay tiền kỹ thuật số mà chưa biết đến việc ứng dụng trong nền kinh tế. Do đó, nếu áp dụng được công nghệ này vào sản xuất nông nghiệp, chắc chắn sẽ giúp cho bà con nông dân giảm thiểu được những rủi ro trong việc tìm đầu ra cho nông sản cũng như vấn đề về truy xuất nguồn gốc nông sản, do dữ liệu trong Blockchain hoàn toàn minh bạch với tất cả mọi người và được cập nhật gần như tức thời, bởi vậy, hoàn toàn có thể truy xuất nguồn gốc của sản phẩm gần như mọi lúc, mọi nơi.
Tuy nhiên, vấn đề của Việt Nam hiện nay nằm ở chỗ việc ứng dụng blockchain chưa có hành lang pháp lý cụ thể, mới chỉ có một số ít DN nghiên cứu, ứng dụng nên đang gặp khá nhiều khó khăn. Để sử dụng công nghệ tiên tiến này vào nền kinh tế nông nghiệp một cách hiệu quả, giới chuyên gia cho rằng, các DN tiên phong phải dũng cảm và trung thực mới có thể đưa Blockchain ứng dụng tốt cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, nhà quản lý cần sớm đưa ra các quy định để quản lý chặt chẽ công nghệ này, tránh bị lạm dụng vào những công việc mờ ám, khiến cơ quan chức năng khó truy vết, quản lý hơn.
Minh Phương/ Đại đoàn kết
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã