Học tập đạo đức HCM

Một xã có 300 hộ đút túi 150 triệu/năm nhờ trồng vài chục cây bưởi

Thứ tư - 14/06/2017 00:00
Nói đến Đoan Hùng, người ta thường nghĩ đến những đồi cọ nhấp nhô, những nương chè uốn lượn trong nắng chiều miền trung du… Nhưng không thể không nhắc đến một loại trái cây đặc sản của vùng đất này, đó là bưởi Đoan Hùng.

mot xa co 300 ho dut tui 150 trieu/nam nho trong vai chuc cay buoi hinh anh 1

Nhiều hộ dân xã Chí Đám có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm nhờ trồng bưởi đặc sản Đoan Hùng. Ảnh minh hoạ

Vùng bưởi huyền thoại

Câu chuyện “ngư lôi bưởi” có trong những năm kháng chiến chống Pháp mà tiêu biểu là chiến thắng năm 1947 diễn ra dọc tuyến sông Lô, đoạn từ Đoan Hùng lên Tuyên Quang. Khi ấy để chặn đường tiến quân của kẻ thù, người dân hai bên bờ sông đã hợp sức cùng với bộ đội chủ lực cản bước tiến của quân Pháp bằng cách dùng hàng ngàn trái bưởi trồng hai bên bãi bồi ven sông thả xuống dòng Lô giang theo hàng dọc. Nhìn từ xa, tàu Pháp ngỡ những hàng quả bưởi trôi trên sông là ngư lôi của quân ta nên chúng khiếp sợ đã rút lui nhanh chóng. 

Bưởi Đoan Hùng là loại cây trồng lâu năm, có quả hình cầu dẹt, chưa đầy 1kg, chín màu vàng sáng, vỏ hơi héo, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, hương vị thơm, ngon, ngọt, mát. Giống bưởi đặc sản này còn quý ở chỗ, có thể bảo quản được vài tháng đến nửa năm, khi bổ ra, ăn vẫn ngọt, ngon như thường. Theo thống kê, toàn huyện Đoan Hùng có tới 16 giống bưởi khác nhau, giống bưởi nào cũng ngon, cũng ngọt; trong đó đặc biệt là hai giống bưởi Sửu và bưởi Bằng Luân từ lâu đã nổi tiếng.

Ở khắp nơi trên địa bàn huyện, việc trồng, chăm sóc, thâm canh cây bưởi đặc sản đã phát triển thành phong trào rộng khắp; năng suất, sản lượng, chất lượng bưởi quả ngày càng nâng cao. Cây bưởi giữ vị thế mũi nhọn trong cơ cấu cây trồng của huyện Đoan Hùng, là một trong những giống cây có hiệu quả kinh tế cao nhất, cho thu nhập từ 300 đến 600 triệu đồng/ha/năm.

Tổng diện tích bưởi hiện có 1.680ha trong đó bưởi đặc sản là 1.053ha (bưởi Sửu 444ha, bưởi Bằng Luân 609ha). Diện tích bưởi kinh doanh 965ha, sản lượng đạt 9.000 tấn, giá trị hàng hóa đạt trên 200 tỷ đồng, trong đó diện tích đặc sản kinh doanh 730ha, năng suất 94,5tạ/ha, sản lượng 6.900 tấn, giá trị hàng hóa trên 150 tỷ đồng. Tổng diện tích cây bưởi trồng mới 5 năm qua đạt 457ha, trong đó bưởi đặc sản 259,5ha, giống đã sử dụng 77.850 cây.

Theo đề án phát triển cây bưởi giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến 2020, huyện thành lập hẳn Ban chỉ đạo phát triển cây bưởi, ban quản lý, tổ tư vấn kỹ thuật. BCĐ phát triển cây bưởi và các ngành chuyên môn thường xuyên phối hợp tốt với các cơ quan thông tin đại chúng có nhiều bài viết, chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền cho thương hiệu bưởi Đoan Hùng...  

Những vườn bưởi bạc tỷ

Tới thăm các vườn bưởi ở thôn Chí 2, xã Chí Đám, quê hương của giống bưởi Sửu, giống bưởi quý nổi tiếng cả nước. Do phù hợp thổ nhưỡng nên bưởi Sửu quả to, múi dài, tôm mọng, vị thơm ngọt mát, ăn một lần sẽ nhớ mãi. Bưởi Sửu sau 5 năm trồng cho quả có chất lượng tốt, cây độ tuổi càng cao thì chất lượng quả càng ngon, có thể bảo quản được 5 - 6 tháng.

 mot xa co 300 ho dut tui 150 trieu/nam nho trong vai chuc cay buoi hinh anh 2

Vườn bưởi Đoan Hùng sai trĩu quả. 

Xã Chí Đám hiện có gần 300 hộ trồng bưởi, đạt trên 90ha, chủ yếu là diện tích soi bãi, mỗi năm từ các vườn bưởi này cho thu hoạch trên 20 tỷ đồng, với giá bình quân 60 ngàn đồng/quả như hiện nay thì thu nhập đạt từ 100 đến 150 triệu đồng/hộ.

Theo anh Đỗ Văn Thọ, người trồng bưởi lâu năm ở đây cho biết: “Bưởi trồng trên đất phù sa nên phát triển rất tốt. Vụ này gia đình tôi thu hoạch ước đạt trên 2.000 quả, năm nay bưởi đều quả và mẫu mã đẹp hơn”.

Nói về kỹ thuật, ông Nguyễn Minh Mạch, Chủ nhiệm HTX trồng bưởi Chí Đám cho biết: “Từ khi thành lập HTX đến nay, tất cả các hộ trồng bưởi đều thống nhất cùng nhau thực hiện các công đoạn tỉa cành, tạo tán, chăm sóc, bón phân, thụ phấn, kể cả việc thu hoạch, dán tem nhãn, bán hàng đều tuân thủ đúng các biện pháp kỹ thuật. Nhờ vậy mà chất lượng bưởi quả mới đảm bảo đúng thương hiệu Bưởi đặc sản Đoan Hùng”.

Xã Bằng Luân có trên 800 hộ trồng bưởi với trên 200ha, trong đó có trên 90 vườn bưởi từ 100 cây trở lên đã cho thu hoạch. Nhờ việc thâm canh, chăm sóc cây bưởi đúng kỹ thuật mà vụ này sản lương đạt cao, quả sai trĩu cành, bưởi đều quả, mẫu mã đẹp, khách hàng từ khắp mọi nơi đã đến đặt mua.

Vườn bưởi của ông Đỗ Văn Chính ở thôn 15 có 300 cây thì 200 cây đã cho thu hoạch, vụ trước bán bưởi ông thu về 200 triệu đồng, vụ này ông ước tính sẽ thu về 250 triệu. Vườn bưởi của gia đình ông Bùi Nga ở thôn 6 có 200 cây cũng đã có khách đặt mua 200 triệu đồng, vườn bưởi bà Nguyễn Thị Xuân 150 triệu, ông Lã Đức Cường 150 triệu đồng, ông Trương Mạnh Hùng 180 triệu đồng…

Hai giống bưởi đặc sản là giống bưởi Bằng Luân và giống bưởi Sửu đều có vị ngọt mát, thơm đặc trưng, quả to, múi mọng, bóc ráo tay, được ưa chuộng. Huyện Đoan Hùng đang tập trung chỉ đạo đầu tư thâm canh toàn bộ diện tích bưởi đặc sản hiện có, ứng dụng rộng rãi các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bưởi quả. Tăng cường công tác kiểm tra các hộ kinh doanh, buôn bán bưởi quả, chấn chỉnh việc lợi dụng thương hiệu bưởi đặc sản, trương và gắn biển hiệu bán hàng không đảm bảo chất lượng. Làm tốt công tác quản lý kinh doanh thuốc BVTV trên cây bưởi, đẩy mạnh trồng bưởi an toàn theo hướng VietGAP. Củng cố và kiện toàn Hiệp hội Sản xuất kinh doanh bưởi Đoan Hùng.

 

 
Theo Nguyễn Xuân Hiền (Nông nghiệp Việt Nam)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập387
  • Hôm nay47,350
  • Tháng hiện tại844,048
  • Tổng lượt truy cập90,907,441
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây