Học tập đạo đức HCM

“Nặng gánh”... nông thôn mới: Nguy cơ thành “Chúa Chổm”

Thứ năm - 26/09/2013 05:19
Khó huy động vốn tại chỗ, không ít xã trên cả nước đang phải đối mặt với nguy cơ trở thành con nợ trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM)...


>>“Nặng gánh”... nông thôn mới: Bài 1- Kiệt sức vì các khoản phí

>>“Nặng gánh”... nông thôn mới Bài 2: Bán hết lúa cũng không đủ đóng phí

“Treo” hạng mục công trình vì thiếu vốn

Xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang được coi là một trong những điểm sáng trong xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Giang và được UBND tỉnh đặt mục tiêu hoàn thành 19/19 tiêu chí vào cuối năm nay. 

Tuy nhiên, đến thời điểm này xã mới cơ bản hoàn thành 15 tiêu chí, 4 tiêu chí chưa đạt là giao thông - thủy lợi, cơ sở văn hóa, điện và môi trường. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hệ thống điện của xã được xây dựng và đi vào hoạt động từ những năm 90 của thế kỷ trước, đến nay vẫn chưa được nâng cấp, cải tạo; việc xây dựng khu tập kết rác thải cũng đang gặp khó khăn do thiếu mặt bằng, kinh phí. 

Còn xã Song Mai (TP.Bắc Giang) dù cũng phấn đấu về đích cuối năm nay nhưng hiện đang vướng 2 tiêu chí là môi trường và văn hóa. Hiện nay xã đã đề xuất và được xây dựng nhà văn hóa theo cụm (3 cụm). Theo các cấp lãnh đạo địa phương, chặng nước rút của những xã như Tân Dĩnh, Song Mai gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là thiếu kinh phí. 

Ông Nguyễn Văn Lưu - Chủ tịch UBND xã Tiến Thắng (Yên Thế) cho biết, đến thời điểm này, xã đã khảo sát, thống kê các tiêu chí kinh tế - xã hội của địa phương, rà soát các tiêu chí theo bộ tiêu chí NTM và tiến hành xây dựng đề án xây dựng NTM đến năm 2020, với tổng kinh phí 252 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông Lưu, với một xã vùng núi khó khăn như Tiến Thắng, ngay cả khi nếu được T.Ư, tỉnh phân bổ vốn thì xã cũng chưa biết lấy vốn đối ứng từ nguồn nào. 

Theo ông Nguyễn Viết Toàn - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Bắc Giang, trong giai đoạn 2011 - 2015, Bắc Giang phấn đấu có 40 xã hoàn thành xây dựng NTM, nhưng hiện nay tỉnh đang phải đối mặt với thực tế là kinh phí hỗ trợ của T.Ư và tỉnh cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn của 40 xã rất thấp. “Hơn 58 tỷ đồng phân bổ cho 40 xã, tính ra bình quân mỗi xã chỉ được hơn 1,4 tỷ đồng” - ông Toàn cho biết.

Cần đa dạng hóa nguồn vốn

Theo tìm hiểu của NTNN, không chỉ ở Bắc Giang, một số xã như Phượng Mao, huyện Quế Võ (Bắc Ninh), xã Võng Xuyên (Phúc Thọ), xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tây) của Hà Nội…, tiến độ xây dựng các hạng mục công trình, dự án cũng bị chậm trễ, thậm chí không thực hiện được do chưa huy động được vốn.

Ông Lê Thiết Cương - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho rằng, việc “phá băng” bất động sản để huy động được nguồn vốn tại chỗ cho xây dựng NTM hiện nay đã khó rồi, nhưng thủ tục đấu giá theo Nghị định 17 về đấu giá tài sản cũng đang “mắc”, chi phí tốn kém, do đó, hầu hết các địa phương đều gặp khó khăn khi tìm nguồn cho xây dựng NTM . 

Ông Nguyễn Duy Phong- Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho biết, trong huy động nguồn vốn cho xây dựng NTM, khả năng cân đối, bố trí vốn đầu tư từ ngân sách huyện, thị xã và ngân sách xã để thực hiện đề án xây dựng NTM còn rất nhiều hạn chế. 

Nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất giảm sút đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc cân đối nguồn vốn thực hiện các dự án, dẫn đến phát sinh nợ xây dựng cơ bản mà không cân đối được nguồn trả tại một số xã, gây bức xúc trong dư luận. 

Ông Phong cho rằng, trong xây dựng NTM cần xác định đây là “việc làm của người dân nông thôn”, vì thế phải tạo được sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân. Trong quá trình xây dựng NTM phải tuân thủ theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung của thủ đô đến năm 2030 và các quy hoạch khác. Đặc biệt, ông Phong nhấn mạnh cần đa dạng hóa nguồn vốn cho xây dựng nông thôn và phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương (huyện, xã), không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản, nợ xấu. 

Khó khăn kinh ttác động NTM

Xây dựng NTM hiện nay phải dựa vào huy động sức dân là chính. Song do những khó khăn của nền kinh tế hiện nay đã tác động xấu tới các mục tiêu phát triển nông thôn. Cụ thể, tốc độ xoá đói giảm nghèo đang chậm lại; doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế; việc làm và thu nhập của dân cư nông thôn đình trệ; từ đó dẫn tới ngân sách nhà nước còn hạn chế, doanh nghiệp ít tham gia, nên Chương trình xây dựng NTM thiếu vốn, giải ngân chậm.

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn- Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn)

Sớm có cơ chế tạm ứng vốn

Trong xây dựng NTM, TP.Hà Nội cần tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đấu giá đất xen kẹt, quan tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. 

Theo tôi, thành phố cũng cần tiếp tục các chính sách tại Quyết định 16 của thành phố đồng thời có cơ chế tạm ứng vốn, cấp vốn trước trong thực hiện các chính sách về hỗ trợ cơ sở chế biến; bảo quản giống nông sản; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm...; Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền theo chính sách khuyến nông để HTX hoặc hộ nông dân đưa cơ giới hóa vào sản xuất...

Ông Lê Văn Tán- Chủ nhiệm HTX Đa Tốn, Gia Lâm (Hà Nội)

Nguyễn Hữu (ghi)
Hữu Thông
Nguồn danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập412
  • Hôm nay60,678
  • Tháng hiện tại765,791
  • Tổng lượt truy cập90,829,184
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây